Meningococcus
Meningococcus

Meningococcus

Neisseria meningitidis, tên gọn meningococcus, là một loài vi khuẩn gram âm xếp dạng song cầu được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong bệnh viêm màng não[1] và nhiều dạng bệnh do meningococcus như nhiễm khuẩn máu (meningococcemia). N. meningitidis còn là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng ở trẻ em các nước phát triển và là nguyên nhân của các trận dịch ở châu Phi và châu Á.[2]Xấp xỉ 2500 đến 3500 ca nhiễm N meningitidis xảy ra hằng năm ở Hoa Kỳ, với tỉ lệ là 1 trên 100.000 người. Tỉ lệ này ở vùng cận Sahara châu Phi dao động trong khoảng từ 1 trên 1000 đến 1 trên 100 người. Trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, theo sau là lứa tuổi vị thành niên ở phổ thông.[3]Anton Weichselbaum là người đầu tiên phát hiện bệnh nhân bị nhiễm meningocci.[4]Meningococci chỉ có khả năng lây nhiễm cho người và chưa bao giờ phân lập từ động vật bởi vì vi khuẩn này không thể lấy chất sắt từ bất kỳ nguồn nào khác trừ con người (transferrinlactoferrin).[5]Vi khuẩn hiện diện trong hệ vi khuẩn thường trú tại mũi hầu ở 5-15% người lớn.[6] Thể viêm màng não là thể duy nhất có thể gây thành dịch.Vi khuẩn lây nhiễm qua nước bọt của người và các chất tiết của đường hô hấp qua các động tác như ho, hôn và cắn đồ chơi trẻ em. Triệu chứng sớm của bệnh là mệt mỏi, rồi chuyển biến đột ngột sang sốt, nhức đầu cứng cổ dẫn đến hôn mê và cuối cùng là tử vong. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm màng nào do các tác nhân sinh vật khác như Hemophilus influenzae hay Streptococcus pneumoniae.[3] Tỉ lệ tử vong là khoảng 10% số ca mắc.[5] Những người có hệ miễn dịch suy yếu đặc biệt có nguy cơ cao nhiễm meningococcus (ví dụ người bị suy thận hay bị cắt bỏ lách;do đó vaccine được tiêm phòng cho những người có lách không hoạt động hay phải cắt bỏ).Những trường hợp nghi nhiễm meningitis là một trường hợp cấp cứu y khoa và cần phải can thiệp y khoa ngay lập tức. Hướng dẫn hiện tại dành cho các bác sĩ ở Vương quốc Anh đối với trường hợp nghi nhiễm meningococcus hay nhiễm khuẩn máu là nên tiêm tĩnh mạch kháng sinh (penicillin hay Cefotaxime) và cho người bệnh nhập viện.[7] Điều này cũng đồng nghĩa với việc xác định Neisseria meningitidis ở phòng thí nghiệm sẽ khó khăn hơn khi mà kháng sinh sẽ giảm thiểu số lượng vi khuẩn hiện diện trong cơ thể. Hướng dẫn này dựa trên ý kiến cho rằng khả năng xác định sự hiện diện của vi khuẩn ít có giá trị hơn việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong.Nhiễm khuẩn máu gây ra bởi Neisseria meningitidis ít nhận được sự chú ý của công chúng hơn là viêm màng não do meningococcus ngay cả khi nhiễm khuẩn máu là một nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ sinh.[8] Nhiễm khuẩn máu do Meningococcus gây ra thường có triệu chứng điển hình là xuất hiện các nốt phát ban lan rộng và không bị mất màu khi ta ấn bằng vật thủy tinh và không gây ra các triệu chứng điển hình như viêm màng não. Điều đó có nghĩa là triệu chứng ban đầu này dễ bị bỏ qua và nguy cơ tử vong lên đến gần 50% chỉ sau vài giờ từ những dấu hiệu ban đầu này. Nhiều Hiệp hội sức khỏe đưa ra lời khuyên những người thấy xuất hiện các nốt ban ấn không mất màu cần đi đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.[cần dẫn nguồn] Cần lưu ý rằng không phải tất cả trường hợp phát ban lan rộng đều là nhiễm khuẩn máu do meningococcus; Các khả năng khác cũng cần được xem xét (ví dụ ITP một bệnh của tiểu cầu hay Ban xuất huyết Henoch-Schönlein).Các biến chứng của bệnh bao gồm hội chứng Waterhouse-Friderichsen (sự xuất huyết rất nặng thông thường là ở cả hai tuyến thượng thận gây ra bởi nhiễm khuẩn máu do meningococcus cấp tính), suy tuyến thượng thận, và đông máu nội mạch lan tỏa [3].