Lịch_sử_Trung_Á
Lịch_sử_Trung_Á

Lịch_sử_Trung_Á

Lịch sử Trung Á chịu sự tác động chủ yếu của khí hậuđịa lý khu vực. Tính chất khô cằn của khu vực này gây khó khăn cho nông nghiệp trong khi việc không giáp biển đã hạn chế các tuyến thương mại. Vì thế, hầu như không có đô thị lớn hình thành trong khu vực. Các tộc người du mục thảo nguyên đã thống trị khu vực này suốt một thiên niên kỷ.Quan hệ giữa những người du mục thảo nguyên và những người định cư trong và xung quanh khu vực Trung Á mang đậm nét xung đột. Các lối sống du canh du cư cũng phù hợp với chiến tranh, và các tay đua ngựa thảo nguyên đã trở thành một trong những đội quân thiện chiến nhất trên thế giới nhờ các kỹ thuật tàn phá và kỹ năng kỵ binh cung thủ của họ.[1] Trong một số thời kỳ, các lãnh đạo bộ tộc hoặc sự thay đổi điều kiện lại tổ chức một số bộ tộc lại thành một lực lượng quân sự thống nhất và thường xuyên phát động các chiến dịch chinh phục, đặc biệt là vào các khu vực "văn minh" hơn. Một vài kiểu liên minh bộ tộc như vậy bao gồm cuộc xâm lược của người Hung vào châu Âu, cuộc di cư của các bộ tộc người Turk khác nhau vào Transoxiana, các cuộc tấn công các tộc người Ngũ Hồ vào Trung Quốc và đặc biệt là cuộc chinh phục của người Mông Cổ vào các lục địa Á-Âu.Sự thống trị của những người du mục đã kết thúc vào thế kỷ XVI khi hỏa khí cho phép các thế lực thực dân giành quyền kiểm soát khu vực. Đế quốc Nga, nhà Thanh, và các thế lực khác bành trướng vào khu vực và chiếm đóng phần lớn Trung Á vào cuối thế kỷ XIX. Sau Cách mạng Nga năm 1917, Liên Xô đã hợp nhất phần lớn Trung Á. Các khu vực Trung Á của thuộc Liên Xô đã công nghiệp hóa mạnh mẽ và xây dựng kết cấu hạ tầng, song các nền văn hóa địa phương đã bị kiềm chế và tạo ra một di sản lâu dài những căng thẳng sắc tộc và vấn đề môi trường.Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, năm quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, KyrgyzstanTajikistan đã giành được độc lập. Trong tất cả các quốc gia mới này, các cựu quan chức Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền, tạo thành các thế lực địa phương.