Kế_hoạch_phá_hoại_việc_sản_xuất_vũ_khí_hạt_nhân_của_Khối_Đồng_Minh

Kế hoạch phá hoại việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai là một chuỗi những chiến dịch, trọng tâm vào năm 1943 phá hủy nhà máy Vermork sản xuất nước nặng nhằm làm chậm kế hoạch sản xuất vũ khí hạt nhân của Đức Quốc Xã.Kế hoạch đã thành công, góp phần làm chậm giấc mơ bom hạt nhân của Adolf Hitler, mà theo các sử gia, nếu như không có vụ này thì chưa biết cuộc chiến sẽ xoay chiều ra sao, nhất là trong trường hợp chiến tranh kéo dài và Hoa Kỳ thất bại trong dự án Manhattan.[1] Mặc dù chương trình nguyên tử của Hitler gặp không ít khó khăn bởi sai lầm của nhà vật lý Werner Heisenberg khi dùng nước nặng thay cho than chì để làm tác nhân điều tiết trong quá trình chế tạo Urani. Nước nặng không chỉ kém hiệu quả hơn than chì mà còn khó sản xuất với số lượng lớn. Điều này đồng nghĩa với việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ nhà máy Vemork ở Na Uy.[2] Đáng chú ý nhất là chủ nghĩa bài Do Thái. Tầng đầu tiên của vật lý năng lượng cao (Einstein, Bohr, Fermi, và Robert Oppenheimer) đã làm nhiều nghiên cứu ở Đức, đều là người Do Thái hay trong trường hợp của Enrico Fermi, kết hôn với người Do Thái. Robert Oppenheimer, một người Mỹ gốc Do Thái, cũng bởi niềm xác tín và đi theo xã hội chủ nghĩa, và đã liên kết với Đảng Cộng sản. Khi họ rời Đức, chỉ có một nhà vật lý nguyên tử còn lại ở Đức là Werner Heisenberg.

Kế_hoạch_phá_hoại_việc_sản_xuất_vũ_khí_hạt_nhân_của_Khối_Đồng_Minh

Địa điểm Di sản công nghiệp Rjukan–Notodden, Telemark,  Na Uy
Bị thương hư hỏng một phần nhà máy
chìm 15 thùng tức 1.500 kg nước nặng
Mục tiêu nhà máy nước nặng Vermork
hồ Tinn
Vũ khí thuốc nổ TNT
Airspeed Horsa
Handley Page Halifax
Boeing B-17 Flying Fortress
Loại hình Nổ bom
Thủ phạm Khối Đồng Minh
Tử vong 36 lính Anh
12 lính Đức quốc xã
14 người dân Na Uy
Thời điểm Năm 1942 - năm 1944