Kristallnacht
Kristallnacht

Kristallnacht

Phân biệt tuổi tác • Phân biệt chủng tộc • Phân biệt quốc tịch • Phân biệt vùng miền • Phân biệt giới tính • Trọng nam khinh nữ • Ghê sợ đồng tính • Kỳ thị loài • Bảo thủ về tôn giáo • Phân biệt đối xử ngược • Chủ nghĩa địa phương • Tính bài ngoạiMỹ • Ả Rập • Trung Hoa • Anh • Pháp • châu Âu • Nhật Bản • Triều Tiên • Nga • Do Thái • người da trắngChủ nghĩa Đại Hán • Da trắng thượng đẳng • Da đen thượng đẳngThanh trừng • Diệt chủng • Gia trưởng • Pogrom • Chiến tranh sắc tộc • Nô lệKu Klux Klan • Chủ nghĩa phát xít mới • Đảng Nazi Hoa KỳQuyền của người tự kỷ • Chủ nghĩa bãi nô • Quyền trẻ em • Quyền công dân • Quyền lợi người khuyết tật • Bình đẳng nam nữ • Bình đẳng sắc tộc • Bình đẳng tôn giáo
Kỳ thị
ApartheidChống kỳ thị
Giải phóng • Quyền công dân • Bình đẳng giới • Phân bổKristallnacht (phát âm tiếng Đức: [kʁɪsˈtalnaχt]; tiếng Việt: "Đêm thủy tinh") hay Reichskristallnacht [ˌʁaɪçs.kʁɪsˈtalnaχt], còn được đề cập đến với tên gọi Đêm thủy tinh vỡ, Reichspogromnacht [ˌʁaɪçs.poˈɡʁoːmnaχt] hay đơn giản là Pogromnacht [poˈɡʁoːmnaχt]  ( nghe) (Đêm bạo động), và Novemberpogrome [noˈvɛmbɐpoɡʁoːmə]  ( nghe) (Bạo động tháng 11) là một cuộc bạo động chống lại người Do Thái trên toàn Đức Quốc xãÁo diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 11 năm 1938 do lực lượng Sturmabteilung (SA) và thường dân Đức tiến hành. Giới chức trách Đức không can dự mà đứng bên ngoài quan sát vụ việc.[1][2] Tên gọi Kristallnacht (Đêm thủy tinh, hay Đêm pha lê) có nguồn gốc từ những mảnh thủy tinh vỡ nằm rải rác trên đường phố sau khi cửa kính của các cửa hàng, tòa nhà, và giáo đường của người Do Thái bị đập phá.[3]Những thống kê về số nạn nhân thiệt mạng là không nhất quán. Báo cáo ban đầu ước tính có 91 người Do Thái bị sát hại trong vụ tấn công.[3] Theo việc phân tích các nguồn học thuật của Đức gần đây do các nhà sử học như Richard J. Evans thực hiện, số nạn nhân thiệt mạng là nhiều hơn. Nếu tính cả những trường hợp tự sát sau khi bị ngược đãi trong khu giam giữ, số người chết có thể lên đến hàng trăm.Khoảng 30.000 người đã bị bắt và giam hãm trong các trại tập trung của Đức Quốc xã.[3] Nhà cửa, bệnh viện, và trường học của người Do Thái bị lục soát khi những kẻ tấn công đập phá các tòa nhà bằng búa tạ.[4] Hơn 1.000 giáo đường bị đốt cháy (95 chỉ riêng ở Viên) và hơn 7.000 cơ sở kinh doanh của người Do Thái bị hư hại hoặc phá hủy.[5][6] Martin Gilbert mô tả rằng không có sự kiện nào trong lịch sử người Do Thái Đức giai đoạn 1933-1945 được loan tin rộng rãi đến thế, và những bản báo cáo gửi đi từ các phóng viên nước ngoài làm việc tại Đức đã tạo nên làn sóng chấn động trên khắp thế giới.[4] Nhật báo The Times lúc đó đã đăng: "Không tuyên truyền viên nước ngoài nào có khuynh hướng bôi nhọ nước Đức trước khi thế giới có thể kể tốt hơn câu chuyện về những vụ đánh đập và thiêu đốt, về các cuộc tấn công đê hèn nhằm vào những con người vô tội và không có khả năng tự vệ, những điều đã làm ô nhục đất nước này vào ngày hôm qua."[7]Nguyên cớ của vụ tấn công đến từ việc nhà ngoại giao Đức Ernst vom Rath bị Herschel Grynszpan, một người Do Thái Ba Lan sinh ra tại Đức và sống tại Paris, ám sát. Theo sau Kristallnacht là sự khủng bố của chính quyền nhằm vào người Do Thái về mặt kinh tế và chính trị. Dưới góc nhìn của các nhà sử học, sự kiện này là một phần trong chính sách chủng tộc bao quát hơn của Đức Quốc xã và là sự khởi đầu của kế hoạch Giải pháp cuối cùng và cuộc diệt chủng Holocaust.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kristallnacht http://trove.nla.gov.au/ndp/del/article/12062109 http://www.elclarin.cl/fpa/pdf/p_020605.pdf http://www.aish.com/holocaust/overview/Kristallnac... http://edition.cnn.com/WORLD/europe/9811/09/german... http://www.germannotes.com/hist_ww2_kristallnacht.... http://www.haaretz.com/hasen/spages/1032989.html http://www.historyplace.com/worldwar2/timeline/ena... http://www.israelnationalnews.com/News/news.aspx/1... http://www.kold.com/Global/story.asp?S=8269951&nav... http://www.oxforddnb.com/view/article/69100?docPos...