Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc

Quá trình hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc, còn được gọi theo sử học Trung Quốc là Giải phóng Hòa bình Tây Tạng (tiếng Trung: 中國侵略西藏, chữ Tạng: ཞི་བས་བཅིངས་འགྲོལ།) là chỉ việc Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua hành động quân sự và đàm phán, đưa Tây Tạng vào phạm vi thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1951. Sau khi hợp nhất Tây Tạng, cấu trúc hội đồng cai trị Kashag và xã hội Tây Tạng được duy trì. Đến khi xảy ra náo loạn năm 1959, Kashag Tây Tạng bị Chính phủ trung ương giải tán, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ.[1]Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, dần dần mở rộng quyền thống trị đến các tỉnh lân cận Tây Tạng như Vân Nam, Tân Cương, Tây Khang. Tháng 11 năm 1949, Kashag Tây Tạng gửi thư cho Hoa Kỳ, Anh Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, biểu thị họ kiên quyết duy trì tình trạng cai trị độc lập, sẽ không bảo lưu kháng cự nếu như nước Cộng hòa Dân dân Trung Hoa có hành động xâm phạm. Ngày 15 tháng 2 năm 1950, Tây Nam cục, quân khu Tây Nam, Bộ tư lệnh Dã chiến quân số 2 liên hiệp ban hành "lệnh động viên chính trị tiến quân Tây Tạng".[2] Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào ngày 7 tháng 10 bắt đầu tấn công miền tây khu vực Kham, ngày 19 tháng 10 chiếm lĩnh Chamdo, tiêu diệt hơn 5.700 binh sĩ Tây Tạng[3][4], bắt giữ Tổng quản Chamdo Ngapoi Ngawang Jigme cùng hơn 2.600 binh sĩ, quân đội Tây Tạng đầu hàng vào ngày 21 tháng 10.Chính phủ Kashag tìm kiếm viện trợ quốc tế từ tháng 11 năm 1950, song mãi không có trả lời đồng ý. Nội bộ Kashag sau khi tranh luận dữ dội, quyết định từ bỏ cầu viện quốc tế để đàm phán với Trung Quốc. Ngày 2 tháng 1 năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma đi đến Á Đông lân cận với nước Xích Kim, chuẩn bị đào thoát ra nước ngoài khi cần thiết. Tháng 2 năm 1951, Chính phủ Tây Tạng cử đoàn đại biểu do Ngapoi Ngawang Jigme đứng đầu đi đàm phán, đến tháng 4 thì đoàn tới Bắc Kinh và đàm phán với Chính phủ trung ương Trung Quốc do Lý Duy Hán 李维汉 làm đại diện. Ngày 23 tháng 5 năm 1951, đoàn đại biểu Tây Tạng ký kết hiệp nghị giải phóng hòa bình Tây Tạng tại Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng "giải phóng hòa bình Tây Tạng".[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hợp_nhất_Tây_Tạng_vào_Trung_Quốc http://www.china.com.cn/zhuanti2005/txt/2001-07/19... http://cpc.people.com.cn/BIG5/64162/64172/85037/85... http://cpc.people.com.cn/GB/64107/65708/65722/4444... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/78233/78687/7897... http://cpc.people.com.cn/GB/85037/85038/7492047.ht... http://cppcc.people.com.cn/GB/34961/221998/222001/... http://politics.people.com.cn/GB/1026/7072881.html http://www.people.com.cn/GB/historic/0523/1687.htm... http://book.sina.com.cn/longbook/1098245693_chamag... http://zt.tibet.cn/t/xzjbqk/2003120031229133551.ht...