Hòa_thân
Hòa_thân

Hòa_thân

Hòa thân (chữ Hán: 和親), cũng gọi Hòa phiên (和蕃), là một chính sách chính trị của các quân vương Đông Á, chủ yếu nói đến Trung Quốc, khi quyết định gả con gái chính mình hoặc nội tộc cho quân chủ nước khác đổi lấy mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Đây được xếp vào dạng hôn nhân chính trị.Ở một số quốc gia lấy tư tưởng Hoa di (trong đó có Việt Nam), các vương triều đều xem hành động này là không chính thống, vì phải gả nữ nhân hoàng tộc, hoặc trong nước cho những người không thuộc giống loài (ý chỉ Man di). Ở phương Tây, không có quan niệm Hoa di, các vương tộc đều có quan hệ mật thiết với nhau nên quan niệm này không tồn tại ở phương Tây.Thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, Thiền vu Hung NôMặc Đốn quấy nhiễu biên cương, phải lấy con gái nhà dân phong làm Công chúa rồi gả cho Hung Nô, bắt đầu nên một lịch sử dài kì việc hòa thân[1]. Nổi tiếng nhất phải kể đến sự kiện Vương Chiêu Quân thời Hán Nguyên Đế, gả cho Hô Hàn Tà, giúp từ đó về sau quan hệ giữa Hung Nô và nhà Hán hữu hảo. Về sau thời Đường Thái Tông, lại có Văn Thành công chúa giúp nhà Đường và Thổ Phồn tiến đến quan hệ mới[2]. Từ ấy thẳng đến nhà Thanh, vẫn tồn tại nền chính trị hòa thân khi các Cố Luân Công chúa cùng Hòa Thạc Công chúa, là Hoàng nữ hoặc Cách cách được chọn gia phong, đều đem gả cho các Thân vương thuộc các tộc Mông Cổ trong hệ thống Mông Cổ Minh kỳ. Trong các triều đại lớn ở Trung Nguyên, có nhà Tốngnhà Minh là không theo tục lệ này.Tại Việt Nam, chính trị hòa thân tồn tại từ thời nhà Lý, khi các công chúa nhà Lý thường được gả cho các tù trưởng vùng Tây Bắc. Đặc biệt nhất là sự kiện Huyền Trân công chúa gả cho Chiêm Thành vương Chế Mân, là ví dụ nổi tiếng nhất của "hòa thân" trong lịch sử Việt Nam.