Hydromagnesit
Hydromagnesit

Hydromagnesit

Hydromagnesit là một khoáng vật cacbonat magnesi ngậm nước có công thức hóa học Mg5(CO3)4(OH)2·4H2O. Khoáng vật này thường xuất hiện cộng sinh với các sản phẩm phong hóa của các khoáng vật chứ magnesi như serpentin hoặc brucit. Nó xuất hiện ở dạng lớp áo cứng và mạch hoặc lấp đầy trong các khe nứt trong các đá siêu mafic và serpentinit. Nó có mặt trong các đá dolomit và đá hoa bị biến đổi nhiệt dịch. Nó thường có mặt trong các hốc ở dạng speleothem và "moonmilk", tích tụ từ nước thấm qua các đá giàu magnesi. Nó là dạng cacbonat hốc phổ biến nhất sau canxitaragonit.[1] Nó bị phân tách nhiệt,[4][5] trong khoảng 220 °C đến 550 °C, giải phóng nước và cacbon dioxide để lại magnesi ôxit.Nó được miêu tả đầu tiên năm 1836 từ một mẫu ở Hoboken, quận Hudson, New Jersey.[2]Stromatolit trong hồ nước ngọt (Salda Gölü) có tính kiềm (pH lớn hơn 9) ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ được cấu tạo từ hydromagnesit kết tủa từ diatomcyanobacteria.[6]

Hydromagnesit

Tính trong mờ trong suốt đến mờ
Màu không mài, trắng
Công thức hóa học Mg5(CO3)4(OH)2·4H2O
Song tinh tấm poly tổng hợp theo {100}
Phân tử gam 467.64
Độ cứng Mohs 3.5
Màu vết vạch trắng
Phân loại Strunz 05.DA.05
Khúc xạ kép δ = 0.022
Thuộc tính quang hai trục (+)
Hệ tinh thể lăng trụ một nghiêng (giả thoi)
Tỷ trọng riêng 2.16 - 2.2
Độ bền giòn
Dạng thường tinh thể hình kim
Phân loại Dana 16b.07.01.01
Tham chiếu [1][2][3]
Ánh thủy tinh, tơ, ngọc trai, đất
Vết vỡ không đều
Thể loại Khoáng vật cacbonat
Huỳnh quang Huỳnh quang, UV ngắn=lục, UV dài = trắng xanh.
Cát khai hoàn toàn theo {010}, trung bình theo {100}
Chiết suất nα = 1.523 nβ = 1.527 nγ = 1.545