PH

pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa (hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.Khái niệm này được S.P.L. Sørensen (và Linderström-Lang) đưa ra vào năm 1909 và có nghĩa là "pondus hydrogenii" ("độ hoạt động của hiđrô") trong tiếng Latinh.[1] Tuy nhiên, các nguồn khác thì cho rằng tên gọi này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp "pouvoir hydrogène." [2][3][4] Trong tiếng Anh, pH có thể là viết tắt của "hydrogen power,"[2][3][4] "power of hydrogen," [5][6] hoặc "potential of hydrogen."[1][7][8] Tất cả các thuật ngữ này đều đúng về mặt kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: PH http://www2.iq.usp.br/docente/gutz/Curtipot_.html http://www.chembuddy.com/?left=BATE&right=dissocia... http://www.goldenkstar.com/ph-value-education-soft... http://www.morrisonlabs.com/ph_study_guide.htm http://hgic.clemson.edu/factsheets/HGIC1067.htm http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/HBASE/Chemica... http://wordnet.princeton.edu/perl/webwn?s=ph http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85063427 http://cdiac.ornl.gov/oceans/co2rprt.html http://www.ecy.wa.gov/programs/eap/models.html