Helgoland_(lớp_thiết_giáp_hạm)
Helgoland_(lớp_thiết_giáp_hạm)

Helgoland_(lớp_thiết_giáp_hạm)

list error: <br /> list (help)
12 pháo 30,5 xentimét (12,0 in) SK L/50
14 pháo 15 cm (5,9 in) SK L/45
16 pháo 8,8 cm (3,5 in) SK L/45
list error: <br /> list (help)
đai giáp chính: 300 mm (12 in);
sàn tàu: 63 mm (2,5 in);
tháp pháo: 300 mm (12 in);
Lớp thiết giáp hạm Helgoland là lớp thiết giáp hạm dreadnought thứ hai của Hải quân Đế quốc Đức. Được chế tạo từ năm 1908 đến năm 1912, lớp bao gồm bốn chiếc: Helgoland, Ostfriesland, OldenburgThüringen. Thiết kế của chúng là một sự cải tiến đáng kể so với những chiếc thuộc lớp Nassau dẫn trước; chúng có dàn pháo chính với cỡ pháo lớn hơn, 30,5 cm (12,0 in) thay vì 28 cm (11 in) trang bị trên những chiếc trước đây, và một hệ thống động lực được cải tiến.[2] Lớp Helgoland có thể dễ dàng phân biệt với lớp Nassau dẫn trước nhờ ba ống khói được sắp xếp gần nhau thay vì hai ống khói lớn như của lớp trước. Các con tàu vẫn giữ lại cách sắp xếp các tháp pháo chính theo hình lục giác khá bất thường của lớp Nassau.[2]Những chiếc trong lớp đã phục vụ cùng nhau như là một đơn vị: Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1, cùng với những chiếc trong lớp Nassau trong thành phần Đội 2. Chúng đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm Trận Jutland tại Bắc HảiTrận chiến vịnh Riga trong biển Baltic. Cả bốn chiếc đều đã sống sót qua chiến tranh và đều không nằm trong bộ phận của Hạm đội Biển khơi Đức bị chiếm giữ tại Scapa Flow sau chiến tranh. Tuy nhiên, khi các con tàu Đức tại Scapa Flow bị đánh đắm, bốn chiếc trong lớp Helgoland được giao cho các cường quốc Đồng Minh thắng trận như những chiến lợi phẩm thay thế cho những chiếc đã bị đánh chìm. Ostfriesland bị Hải quân Hoa Kỳ chiếm và sử dụng như một mục tiêu khi Tướng Billy Mitchell phô diễn sức mạnh không quân vào tháng 7 năm 1921. Helgoland và Oldenburg lần lượt được giao cho Anh QuốcNhật Bản, và đều bị tháo dỡ vào năm 1921. Thüringen được chuyển cho Pháp vào năm 1920, và được sử dụng như một tàu mục tiêu cho Hải quân Pháp; nó cuối cùng bị tháo dỡ từ năm 1923 đến năm 1933.[3]