Giáo_dục_đại_học_tại_Việt_Nam
Giáo_dục_đại_học_tại_Việt_Nam

Giáo_dục_đại_học_tại_Việt_Nam

Các chính thể độc lập ở Việt Nam từ thế kỷ 20 nói chung đều nhấn mạnh đến công tác giáo dục và quyền được giáo dục của người dân, mặc dù triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, và cách tổ chức thực hiện có khác nhau. Điều này thể hiện trong các tuyên bố của chính phủ Trần Trọng Kim thời Đế quốc Việt Nam,[1] và trong các bản hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 và 1959), Việt Nam Cộng hòa (1956 và 1967), và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980 và 1992). Riêng Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa còn nói rõ "nền giáo dục đại học được tự trị."[2]Hiện tại, theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý II năm 2015 do Viện Khoa học Lao động Xã hội vừa công bố, con số lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp vào khoảng gần 200 nghìn người, chiếm 17,4% số người thất nghiệp, hay khoảng 4% tổng số, thấp nhất trong các nhóm lao động có chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên tốt nghiệp vẫn còn yếu về chuyên môn, thiếu năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo_dục_đại_học_tại_Việt_Nam http://namkyluctinh.org/a-tailieuvnch/noicac-ttkim... http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://cand.com.vn/Xa-hoi/Gia-tang-tinh-trang-cu-n... http://chrd.edu.vn/site/vn/?p=5013 http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/225000-cu-nhan-... http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ong-Tran-Duc-Ca... http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/doanh-ng... https://www.timeshighereducation.com/world-univers... https://tuoitre.vn/dai-hoc-viet-nam-tut-hau-vi-tu-...