Duy-ma-cật_sở_thuyết_kinh

KinhLuậnDuy-ma-cật sở thuyết kinh (tiếng Phạn: विमलकीर्तिनिर्देशसूत्र, tiếng Tạng chuẩn: འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་མདོ།, Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra, tiếng Trung: 維摩詰所說經) là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt NamNhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Duy-ma-cật (tiếng Phạn: विमलकीर्ति, Vimalakīrti), một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ Tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ.Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao (Cao Kiều Thượng Phu) phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và ký âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tokyo (大正大學總合佛教研究所—梵語佛典研究會) phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.Có ba bản chữ Hán còn được lưu lại trong Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh:Bản Tạng văn mang tựa འཕགས་པ་དྲི་མ་མེད་པར་གྲགས་པས་བསྟན་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། ´phags pa dri ma med par grags pas bstan pa zhes bya ba theg pa chen po`i mdo. Chos nyid tshul khrims (sa. dharmatāśīla) dịch cuối thế kỷ 8. Bảng Tạng văn này được xem là giống bản gốc Phạn nhiều nhất. Bản gốc Phạn và bản dịch Tạng có 12 chương, trong khi ba bản Hán có 14 chương. Tên các chương của bản Phạn và Tạng gần như giống nhau hoàn toàn.Ngoài các bản dịch Hán, Tạng nói trên còn nhiều bản dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức quan trọng khác; được dịch từ các bản dịch Hán, Tạng nêu trên. Đáng kể nhất phải nói là bản dịch tiếng Pháp của Étienne Lamotte: L'Enseignement de Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa), Louvain, 1962.Trong các bản dịch tiếng Việt thì bản của Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ chỉnh hơn hết. Thượng toạ dịch từ bản Cưu-ma-la-thập, nhưng đối chiếu với hai bản Hán còn lại, thêm vào đó so với bản Phạn cũng như những bản chú giải căn bản của Khuy Cơ, Tăng Triệu, Cát Tạng, v.v...