T Danh_sách_nhân_vật_trong_Thủy_hử

Tả Mưu

Tạ Hi Đại

Tạ Hi Đại là một nhân vật trong Kim Bình Mai, xuất hiện ở hồi 1. Tạ Hi Đại có tên tự là Tử Thuần, là bạn thân của Tây Môn Khánh.

Tạ Ninh

Tạ Ninh (谢宁) hay Tạ Vũ (谢宇), là một nhân vật trong Hậu Thủy hử, xuất hiện tại hồi 107.[16] Tạ Ninh là một tướng lĩnh cao cấp trong chính quyền Vương Khánh, giữ chức Thống quân Đại tướng. Khi quân Lương Sơn tiến công thành Tây Kinh và Kinh Nam, Vương Khánh sai Tạ Ninh nhận binh phù, tướng lệnh, đem 12 phó tướng cùng hai vạn quân đi cứu viện Kinh Nam. Trong truyện không nhắc tới kết cục của Tạ Ninh, nhiều khả năng bị quân Tống Giang tiêu diệt.

Tạ Phúc

Tạ Vũ

Tào Chính

Tào Minh Tế

Tào Hồng

Đừng nhầm với Tào Hồng, tướng lĩnh Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Tào thái công

Tang Anh

Tăng Đồ

Tăng Khôi

Tăng Lộng

Tăng Mật

Tăng Sâm

Tăng Sách

Tăng Thăng

Tần Anh

Tần Minh

Bài chi tiết: Tần Minh

Tần Ngọc Lan

Tần Nhân

Tần Thăng

Tất Thắng

Tất Thắng (毕胜) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 76.[28] Tất Thắng là một tướng lĩnh của triều đình nhà Tống, thuộc biên chế Ngự Lâm quân của Kinh sư, giữ chức Ngự Tiền Phi Hổ đại tướng. Đồng Quán đem 10 vạn quân đi chinh phạt Lương Sơn Bạc, chọn lựa 2 vạn quân từ Cấm quân, giao cho Phong Mỹ và Tất Thắng chỉ huy.

Trong lần đầu giao tranh, Phong Mỹ cùng Tất Thắng được cắt cử làm tướng Vũ Dực ở trung quân, trận đó quân triều đình đại bại. Trong lần giao tranh thứ hai, quân triều đình bị mai phục, trung quân bị Chu Đồng, Lôi Hoành dẫn 5.000 quân tấn công. Tất Thắng giao chiến với Lôi Hoành, bất phân thắng bại. Quân triều đình nhanh chóng đại bại, Phong Mỹ, Tất Thắng cố gắng hộ vệ Đồng Quán rút lui.

Các tướng lĩnh triều đình lần lượt bị bắt giết, còn duy nhất Tất Thắng hộ vệ bên cạnh Đồng Quán. Sau khi thoát khỏi vòng vây, Đồng Quán thấy bên người chỉ còn mỗi Tất Thắng, hổ thẹn không dám về gặp Trương Thúc Dạ, thu thập tàn quân rút thẳng về Đông Kinh.

Tất Thắng

Tất Tiên

Tất Tiệp

Tất Ứng Nguyên

Tất Ứng Nguyên (毕应元) là một nhân vật trong Đãng khấu chí, xuất hiện tại hồi 93. Tất Ứng Nguyên đứng hàng thứ 10 trong ba mươi sáu Lôi tướng, hiệu là Hy Nguyên Lôi Phủ U Uổng Ti Tổng Ti Chân Quân chuyển thế.

Tất Ứng Nguyên ban đầu làm Ngục quan tại Áp ngục ti Tào Châu. Tất Ứng Nguyên được Trương Minh Kha giới thiệu là mưu sĩ có nhiều mưu kế, lại giỏi võ nghệ, quen thuộc cung tên, bèn tiến cử cho Cái Thiên Tích. Tất Ứng Nguyên bèn bày ra kế giả làm đầu mục của Lã Phương rồi tiến hành phá ngục, để Lã Phương chạy về Lương Sơn Bạc khiến Tống Giang không có cớ đánh Tào Châu nữa. Sau đó ép buộc lâu la của Lã Phương phải nhận tội giết chết sứ giả của nhà vua, lại lấy lão Chung Ly Phúc Hoàn (trước là người họ Chung Ly ở Chúc Gia Trang) làm chứng, từ đó vu oan cho Lương Sơn Bạc tội khi quân.

Về sau Tất Ứng Nguyên tham gia chinh phạt Lương Sơn, có công bắn chết Bành Kỷ. Sau khi thảo phạt, Tất Ứng Nguyên được phong Đại học sĩ Long Đồ Các, Thị lang Bộ Hình, tước Tế Dương bá.

Tây Môn Đại Thư

Tây Môn Đại Thư (西門大姐, Ximen Dajie) là một nhân vật trong Kim Bình Mai, xuất hiện tại hồi 1.[5] Tây Môn Đại Thư là con gái duy nhất của Tây Môn Khánh với Trần Đại Nương, được hứa gả cho Trần Kinh Tế từ nhỏ.

Tây Môn Đại Thư dù trẻ trung, xinh đẹp nhưng không thể bù đắp được ham muốn sắc dục của người chồng dâm đãng Trần Kinh Tế. Hai vợ chồng rất hay xung đột nhau và Tây Môn Đại Thư luôn là người chịu thiệt. Nàng còn hay bị lại luôn bị Trần Kinh Tế hành hung khi tâm trạng chán ghét. Sau này khi Trần Kinh Tế lấy kỹ nữ Phùng Kim Bảo về làm vợ rồi bạc đãi nàng đến cùng cực, nàng uất ức treo cổ tự sát.

Tây Môn Khánh

Bài chi tiết: Tây Môn Khánh

Tây Môn Khánh (西門慶) là một nhân vật trong Thủy hử và Kim Bình Mai, xuất hiện tại hồi 23[27] của Thủy hử và hồi 1 của Kim Bình Mai.[5] Tây Môn Khánh là một phú hộ trong huyện Thanh Hà, gia sản chủ yếu là tiệm thuốc duy nhất trong huyện. Tây Môn Khánh tính tình dâm dật, thường hay kết giao với những tên ất ơ khác trong huyện, hàng ngày rủ nhau đi nhà kỹ nữ, nghe đàn, mua dâm. Sau Tây Môn Khánh thấy vợ của Võ Đại Lang bán bánh bao là Phan Kim Liên xinh đẹp, bèn gửi vàng cho Vương Bà tìm cách dụ dỗ. Phan Kim Liên tằng tịu với Tây Môn Khánh, sợ bị phát hiện nên đã lập mưu giết chết Võ Đại Lang. Sau này, em của Võ Đại Lang là Võ Tòng giết cả hai để báo thù cho anh.

Trong tác phẩm Kim Bình Mai, Tây Môn Khánh trốn thoát được sự truy sát của Võ Tòng, rồi sau này do dâm dục quá độ mà chết. Tây Môn Khánh có hai con trai là Tây Môn Tố Quan (do Lý Bình Nhi sinh ra) và Tây Môn Hiếu (do Ngô Nguyệt Nương sinh ra), nhưng cả hai người con này đều không nối dõi được dòng họ Tây Môn: Tây Môn Tố Quan sống được hơn 1 tuổi thì mất, Tây Môn Hiếu được một đại hoà thượng cho biết là kiếp sau của Tây Môn Khánh nên phải đi tu để thoát nạn.

Tây Môn Như Lan

Tây Môn Như Lan (西门如兰) là một nhân vật trong Tình nghĩa anh hùng Vũ Nhị Lang, do Cao Hải Yến thủ vai.

Như Lan là em gái của Tây Môn Khánh, từng được Võ Tòng cứu nên đối với Võ Tòng nhất kiến chung tình. Sau Tây Môn Khánh thông đồng với Phan Kim Liên giết anh trai Võ Tòng là Võ Đại Lang, bị Võ Tòng chém giết. Như Lan vì cứu Võ Tòng, đứng ra vạch tội anh trai, giúp Võ Tòng được giảm án, chỉ bị đày đi Mạnh Châu. Khi Như Lan trốn nhà đi tìm Võ Tòng, bị Phi Thiên Ngô Công truy đuổi, nhảy vực tự vẫn, may mà được vợ Trương đô giám cứu, thu làm con gái nuôi.

Như Lan tái ngộ Võ Tòng, nhưng lại bị Trương đô giám gài bẫy. Trương đô giám hứa tương lai gả Như Lan cho Võ Tòng, khiến Võ Tòng bởi vậy buông lỏng cảnh giác, trúng kế bỏ tù. Như Lan vì cứu Võ Tòng, đáp ứng Trương đô giám, gả cho cháu hắn Trương đoàn luyện. Trương đô giám vẫn chưa yên tâm, phái người đến Phi Vân Phố sát hại Võ Tòng. Võ Tòng giết chết giải sai cùng sát thủ, trở lại phủ Trương đô giám, máu tươi lầu Uyên Ương, giết chết Trương đô giám cùng Tưởng Môn Thần.

Như Lan lại được Tôn Nhị Nương, Trương Thanh cứu ra, tại gò Thập Tự lần nữa tái ngộ Võ Tòng, nguyên thề bên nhau. Vì tránh quan quân đuổi bắt, gia đình Võ Tòng di chuyển đến Nhị Long Sơn. Trên đường lại đụng phải Phi Thiên Ngô Công. Hai bên ác chiến, Võ Tòng sau cùng tru diệt được ma đầu, nhưng Như Lan lại chết trong lòng người yêu.

Tây Môn Quỳ

Tây Môn Quỳ người huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông, là cha của Tây Môn Khánh, tục gọi Tây Môn viên ngoại. Tây Môn Quỳ thường tới vùng Xuyên Quảng mua bán dược phẩm, nên có mở tại huyện Thanh Hà một cửa hiệu bán thuốc.

Thạch Bảo

Bài chi tiết: Thạch Bảo

Thạch Dũng

Bài chi tiết: Thạch Dũng

Thạch Hóa Long

Thạch Hóa Long (石化龙) là một nhân vật xuất hiện trong vở kịch Mại nghệ phóng hữu (卖艺访友) và tiểu thuyết Độc tí Võ Tòng (独臂武松).

Trong vở kịch Mại nghệ phóng hữu, Thạch Hóa Long là con trai của Thạch Dũng. Sau khi cha tử trận, Hóa Long lưu lạc giang hồ, mãi nghệ bán thuốc cao, bị ác bá Diêm Tam Báo lăng mạ bức ép.

Khi đó Tiêu Quế Anh (tên thật là Nguyễn Quế Anh) là con gái của Nguyễn Tiểu Thất (Tiêu Ân) bị truy nã, đi tìm hôn phu Hoa Phùng Xuân, ngẫu nhiên gặp Thạch Hóa Long. Tiêu Quế Anh giúp Thạch Hóa Long đánh lại Diêm Tam Báo. Hoa Phùng Xuân bắt gặp, nghĩ rằng hai người bắt nạt người già, giao thủ với Quế Anh. Thạch Hóa Long thấy bảo cung gia truyền của Hoa gia, bèn nói tên Hoa Vinh. Hoa Phùng Xuân biết được chân tướng. Ba người hợp lực diệt trừ Diêm Tam Báo cùng bọn thuộc hạ rồi cùng nhau đào tẩu.

Trong tiểu thuyết Độc tí Võ Tòng, Thạch Hóa Long là con trai của Thạch Tú, được Võ Tòng thu nhận làm đệ tử, tham gia điều tra vụ án tru diệt Lương Sơn.

Thạch Kính

Thạch Tốn

Thạch Tú

Bài chi tiết: Thạch Tú

Thái Chân Tư Khánh

Thái Du

Bài chi tiết: Thái Du

Thái Đắc Chương

Thái Hổ

Thái Khánh

Bài chi tiết: Thái Khánh

Thái Kinh

Bài chi tiết: Thái Kinh

Thái phu nhân

Thái Phúc

Bài chi tiết: Thái Phúc (Thủy hử)

Thái Trạch

Thang Long

Bài chi tiết: Thang Long

Thang Phùng Sĩ

Thành Châu Na Hải

Thành Quý

Thẩm An

Thẩm Biện

Thẩm Cương

Thẩm Ký

Thẩm Thọ

Thẩm Thọ (沈寿) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 116.[19] Thẩm Thọ là quan Tham chính của triều đình Phương Lạp, được Lâu Mẫn Trung giới thiệu cho Sài Tiến. Sau khi thành Thanh Khê bị phá, Tống Giang cho chém đầu toàn bộ các quan lại của triều đình Phương Lạp, trong đó có Thẩm Thọ.

Thẩm Trạch

Thi Ân

Bài chi tiết: Thi Ân

Thi Tuấn

Thiên Sơn Dũng

Thiên Sơn Dũng (天山勇) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 84.[32]. Thiên Sơn Dũng thiện dùng cung nỏ, ngoại hiệu Nhất Điểm Du (一点油), giữ chức Phó tổng binh thành Kế Châu.

Quân Lương Sơn xâm phạm, đánh hạ thành Đàn Châu. Trấn thủ Đàn Châu Động Tiên thị lang dẫn tàn quân chạy về Kế Châu cầu viện. Trấn thủ Kế Châu là Gia Luật Đắc Trọng bèn dẫn bốn con trai là Gia Luật Tông Vân, Tông Điện, Tông Lôi, Tông Lâm cùng Thiên Sơn Dũng đến huyện Ngọc Điền để ngăn chặn quân Lương Sơn. Hai quân đấu tướng. Bên quân Lương Sơn, Trương Thanh xuất trận. Thiên Sơn Dũng biết được Trương Thanh là tướng ném đá chết dũng tướng A Lý Kỳ, bèn dùng nỏ bắn tên trúng yết hầu Trương Thanh. Trương Thanh trúng tên nhưng may mắn được Đổng Bình, Sử Tiến kịp thời kéo về, được An Đạo Toàn chữa trị nên mới không chết.

Quân Lương Sơn do Lư Tuấn Nghĩa chỉ huy bị đánh tan, quân Liêu chủ động bỏ Ngọc Điền, lui về giữ Kế Châu. Sau Tống Giang dẫn quân công Kế Châu, Bảo Mật Thánh, Thiên Sơn Dũng đem quân ra khỏi thành nghênh địch. Thiên Sơn Dũng đối chiến Từ Ninh, không tới 20 hiệp bị Từ Ninh dùng câu liêm thương đâm chết.

Thì Thiên

Bài chi tiết: Thì Thiên

Thì Văn Bân

Thì Văn Bân hay Thời Văn Bân (时文彬) là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện tại hồi 14.[33] Thì Văn Bân là Huyện lệnh huyện Vận Thành, được dân chúng tán dương là quan phụ mẫu thanh liêm chính trực, có lòng nhân từ. Trong nha môn có Tống Giang, Chu Đồng, Lôi Hoành.

Thì Văn Bân cùng áp ti Tống Giang giao tình thâm hậu. Khi Tống Giang giết chết Diêm Bà Tích, Thì Văn Bân trong bóng tối che chở Tống Giang, tìm cách giảm nhẹ tình tiết vụ án, thậm chí còn vu tội cho Đường Ngưu Nhi. Tống Giang nhờ đó thoát chết, chỉ bị lưu đày Giang Châu.

Thiệu Tuấn

Thịnh Bản

Thôi Dã

Thôi Đạo Thành

Thôi Hoa thị

Thôi Tĩnh

Thôi Tĩnh (崔靖) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 74.[34] Thôi Tĩnh giữ chức Ngự sử Đại phu trong triều đình nhà Tống. Khi triều đình bàn về việc đánh dẹp Lương Sơn Bạc, Thôi Tĩnh cho rằng Lương Sơn Bạc dùng chữ "Thế thiên hành đạo" để mị dân, cùng với Tống-Liêu đang xung đột, khó cho việc đánh dẹp. Vì cớ đó, Thôi Tĩnh đề xuất Tống Huy Tông viết chiếu chiêu an Lương Sơn, sai đi đánh Liêu, được Huy Tông khen ngơi. Tuy nhiên, việc chiêu an không thành do bị Cao Cầu, Đồng Quán phá rối, Tống Huy Tông khi tức giận sai người bắt Thôi Tĩnh, giao cho Đại Lý Tự thẩm vấn.

Trong phim truyền hình năm 1998, vai Thôi Tĩnh do Trương Kỷ Trung đảm nhiệm.

Thôi Xuân Yến

Thôi Xuân Yến hay Thôi thị là một nhân vật trong Thuỷ hử, là vợ của Hoa Vinh. Bà chỉ xuất hiện thoáng qua trong hồi 31 của tiểu thuyết.

Tôi Úc

Thuận Thụ Cao

Thường Trì Tiết

Thượng Quan Nghĩa

Tiền Phi Hổ

Tiền Phi Hổ (钱飞虎) là một nhân vật trong Đãng khấu chí, xuất hiện tại hồi 85.[25] Tiền Phi Hổ là một trong bốn Đề hạt dưới quyền Tri phủ Nghi Châu Cao Phong.

Tiền Phi Hổ cùng Triệu Long, Tôn Lân, Lý Phượng Minh là bốn Đề hạt theo quân Cao Phong chinh thảo Viên Tí trại, trả thù Trần Hi Chân, Lưu Quảng phá thành Nghi Châu. Trong trận, cả bốn tướng đối chiến Trần Lệ Khanh, bốn tướng không địch lại, đều thua trận.

Cao Phong thấy các tướng thua trận, dùng phép thuật vây khốn Trần Lệ Khanh. Trần Hi Chân dẫn viện binh tới cứu, quân Cao Phong đại bại rút lui. Trong trận, Tiền Phi Hổ đụng độ Cẩu Anh, bị Cẩu Anh một đao chém lăn xuống ngựa.

Tiền Chấn Bằng

Tiền Nghi

Tiền Tấn

Tiết Bá

Tiết Đấu Nam

Tiết Hùng

Tiết Nguyên Huy

Tiết Nguyên Huy (薛元辉), là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện tại hồi 52.[26] Tiết Nguyên Huy là Thống chế quan của Cao Đường Châu, dưới quyền Cao Liêm. Khi quân Lương Sơn tấn công Cao Đường, Tiết Nguyên Huy vung song đao giao chiến với Hoa Vinh, được vài hiệp, Hoa Vinh giả vờ chạy lui. Nguyên Huy không biết là kế, đuổi theo, bị Hoa Vinh bắn chết. Tiết Nguyên Huy được xem là mạnh nhất trong các thống chế thành Cao Đường, vị quốc vong thân, chết có ý nghĩa.

Tiết Thì

Tiết Tán

Tiết Vĩnh

Bài chi tiết: Tiết Vĩnh

Tiết Xán

Tiêu Đại Quan

Tiêu Đĩnh

Bài chi tiết: Tiêu Đĩnh

Tiêu Gia Huệ

Bài chi tiết: Tiêu Gia Huệ

Tiêu Nhượng

Bài chi tiết: Tiêu Nhượng

Tiều Cái

Bài chi tiết: Tiều Cái

Tiều Trung

Tiểu Ngọc

Tiểu Nha Nội

Tiểu Tô học sĩ

Bài chi tiết: Tô ThứcTô Triệt

Tiểu vương đô thái uý

Tô Định

Tô Định (苏定) là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện tại hồi 60. Tô Định là Phó giáo sư của Tăng Đầu thị, cùng với Sử Văn Cung dạy bảo Tăng gia ngũ hổ. Xuất thân, hình tượng, võ nghệ,... của Tô Định không được miêu tả trong truyện. Qua câu đối thoại với Sử Văn Cung, có thể thấy Tô Định có thể là người cẩn thận, có chút tư duy.

Khi quân Lương Sơn tấn công Tăng Đầu thị lần thứ hai, Sử Văn Cung, Tô Định, Tăng Mật, Tăng Khôi nửa đêm xông ra cướp trại. Quân Lương Sơn biết trước, tiến hành mai phục, quân Tăng Đầu thị đại bại. Tô Định trong lúc chạy trốn bị Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Dương Chí, Sử Tiến cản đường. Kết cục bị tên loạn bắn chết.

Tô Cát

Tô Kính

Tổ Hưng

Tổ Sĩ Viễn

Tôn An

Bài chi tiết: Tôn An

Tôn Định

Tôn Kỳ

Tôn Lâm

Tôn Lân

Tôn Lân (钱飞虎) là một nhân vật trong Đãng khấu chí, xuất hiện tại hồi 85.[25] Tôn Lân là một trong bốn Đề hạt dưới quyền Tri phủ Nghi Châu Cao Phong.

Tôn Lân cùng Triệu Long, Lý Phượng Minh, Tiền Phi Hổ là bốn Đề hạt theo quân Cao Phong chinh thảo Viên Tí trại, trả thù Trần Hi Chân, Lưu Quảng phá thành Nghi Châu. Trong trận, cả bốn tướng đối chiến Trần Lệ Khanh, bốn tướng không địch lại, đều thua trận. Cao Phong thấy các tướng thua trận, dùng phép thuật vây khốn Trần Lệ Khanh. Trần Hi Chân dẫn viện binh tới cứu, quân Cao Phong đại bại rút lui.

Sau Cao Phong dẫn Triệu Long, Tôn Lân, Lý Phượng Minh truy đuổi Lưu Huệ Nương, bị trúng mai phục. Tôn Lân bị tên loạn bắn chết.

Tôn Lập

Bài chi tiết: Tôn Lập

Tôn Ngũ

Tôn Nguyên

Tôn Nhị Nương

Bài chi tiết: Tôn Nhị Nương

Tôn Như Hổ

Tôn Tân

Bài chi tiết: Tôn Tân

Tôn Thiên Hóa

Tôn Trung

Tôn Tuyết Nga

Bài chi tiết: Tôn Tuyết Nga

Tôn Tuyết Nga (孙雪娥, Sūn Xuě'é) là một nhân vật trong Kim Bình Mai, là người vợ thứ tư của Tây Môn Khánh.

Tống An Bình

Tống An Bình là nhân vật trong Hậu Thuỷ hử, xuất hiện ở hồi 120 - hồi cuối. Tống An Bình là con trai của Tống Thanh, tức cháu gọi Tống Giang bằng bác.

Tống Giang

Bài chi tiết: Tống Giang

Tống Hữu Liệt

Tống Huy Tông

Bài chi tiết: Tống Huy Tông

Tống Huệ Liên

Bài chi tiết: Tống Huệ Liên

Tống Huệ Liên (Song Huilian) là một nhân vật trong Kim Bình Mai, xuất hiện ở hồi 23. Tống Huệ Liên tên thật là Tống Kim Liên, là con gái một người bán quan tài tên là Tống Nhân.

Tống Kim Liên từng bị gia đình bán cho nhà họ Thái làm a hoàn, sau bị đuổi ra và trở thành vợ của Tương Thông (một đầu bếp trong nhà Tây Môn Khánh). Tương Thông được lòng Tây Môn Khánh, thường bị chủ sai đi làm việc nên không có thời gian quản Tống Kim Liên, mà gia nhân Lai Vượng lại luôn được sai đến nhà Tương Thông, nhờ vậy mà Lai Vượng quen biết Tống Kim Liên, thường xuyên tư tình lén lút. Khi vợ Lai Vượng chết, Tương Thông thì sau một cuộc xô xát vì tiền bạc chia không đều, bị đồng bọn đâm chết, Lai Vượng một mặt vì yêu Tống Kim Liên, một mặt ái ngại cho nàng phải sống phận goá bụa nên xin với Ngô Nguyệt Nương cho nàng về làm vợ mình và được chấp thuận. Vì để tránh gọi trùng tên với Phan Kim Liên nên Ngô Nguyệt Nương đổi tên Tống Kim Liên thành Tống Huệ Liên.

Tống Huệ Liên nhan sắc xinh đẹp mặn mà, lại khéo léo tay chân, nên dù là vợ của gia nhân, là a hoàn hầu hạ trong nhà cũng bị Tây Môn Khánh để ý tới. Để chiếm đoạt Tống Huệ Liên, Tây Môn Khánh đẻ thêm việc cho Lai Vượng đi phắt, rồi từng bước chinh phục Tống Huệ Liên.

Sau này, cậy được Tây Môn Khánh yêu quý, Tống Huệ Liên quên hẳn thân phận hầu gái của mình, ả ngày càng kiêu lộng, ghê gớm, không coi ai ra gì. Đến khi Lai Vượng xong việc trở về, biết Tống Huệ Liên được Tây Môn Khánh ưu ái thì nổi giận lôi đình. Tây Môn Khánh lại kiếm chuyện, gửi đơn vu tội lên công đường, hãm hại Lai Vượng thành tử tù. Biết tin, Tống Huệ Liên đau khổ tự sát.

Tống huyện quân

Tống Ngọc Liên

Tống Ngũ tẩu

Tống ngũ tẩu (宋五嫂) là một đầu bếp nữ nổi tiếng đầu thời Nam Tống. Tống ngũ tẩu người Biện Kinh, sau chạy nạn đến Lâm An. Món ăn thố lưu ngư, đặc sản vùng Hàng Châu do Tống ngũ tẩu sáng tạo ra.[35]

Tống Nhân

Tống Nhân Tông

Bài chi tiết: Tống Nhân Tông

Tống Nhân Tông (宋仁宗) là một nhân vật trong Viên bản Thủy hử, xuất hiện tại hồi 1.[21] Thời niên hiệu Gia Hựu, xuất hiện tai bệnh, Tống Nhân Tông phê chuẩn tấu chương của Phạm Trọng Yêm, sai Thái úy Hồng Tín đến Tín Châu mời Trương Thiên Sư đến kinh thành tế trời. Không ngờ Hồng Tín lên núi Long Hổ lại thả ra 108 ma quân, tạo nên kiếp nạn thời Huy Tông.

Tống thái công

Tống Thanh

Bài chi tiết: Tống Thanh

Tống Vạn

Bài chi tiết: Tống Vạn

Trác Đâu Nhi

Trác Đâu Nhi (卓丢儿, Zhuo Diu'er), còn gọi Trác Nhị Thư (卓二姐, Zhuo Erjie) là một nhân vật trong Kim Bình Mai, xuất hiện tại hồi 1.[5] Trác Đâu Nhi là vợ thứ ba của Tây Môn Khánh, sau Ngô Nguyệt Nương và Lý Kiều Nhi. Vì sức khỏe yếu kém nên Trác Đâu Nhi qua đời sớm. Sau khi Trác Đâu Nhi mất, Tây Môn Khánh cưới một góa phụ là Mạnh Ngọc Lâu về làm vợ ba.

Trác Mậu

Trác Vạn Lý

Trần Chứ

Trần Đạt

Bài chi tiết: Trần Đạt

Trần Ích

Trần Khải

Trần Kinh Tế

Bài chi tiết: Trần Kinh Tế

Trần Kinh Tế (陈经济, Chen Jingji) hay Trần Kính Tế (陈敬济, bản khắc thời Sùng Trinh) là một nhân vật trong Kim Bình Mai, xuất hiện trong hồi 1.[5] Trần Kinh Tế là con trai của Trần Hồng, khi cha bị vạch tội, bèn chạy đến nương nhờ Tây Môn Khánh, theo hôn ước trở thành con rể của Tây Môn Khánh, lấy Tây Môn Đại Thư. Trần Kinh Tế sau đó được Tây Môn Khánh giao phụ trách tiệm cầm đồ cùng Phó Minh.

Trần Kinh Tế tham mĩ sắc, yêu sắc như mạng, nhưng vì gia cảnh biến cố, bản thân ăn nhờ ở đậu nên ban đầu giấu giếm, chỉ âm thầm kết thân với Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi. Trần Kinh Tế sau đó trộm được cây trâm của Mạnh Ngọc Lâu, vu cáo Ngọc Lâu cùng hắn có gian tình, thu làm thiếp thất. Sau đó Trần Kinh Tế còn đùa bỡn Tống Huệ Liên, thu dụng nha hoàn Nguyên Tiêu.

Khi Tây Môn Khánh chết, Trần Kinh Tế liền tư thông với Phan Kim Liên cùng Bàng Xuân Mai, sinh ra hai con riêng. Trần Kinh Tế cậy thế huênh hoang, bị Ngô Nguyệt Nương (vợ cả Tây Môn Khánh) trục xuất. Trần Kinh Tế bèn trộm lấy của cải cùng Dương Quang Ngạn đi tới huyện Lâm Thanh. Tại Lâm Thanh, Trần Kinh Tế lại quyến rũ kỹ nữ Phùng Kim Bảo, lấy về nhà, hãm hại Tây Môn Đại Thư phải treo cổ, lại muốn thu về Mạnh Ngọc Lâu.

Cuối cùng Trần Kinh Tế bị Dương Quang Ngạn nuốt hết tiền của, gia tài bị Phùng Kim Bảo lấp liếm, sau đó Ngô Nguyệt Nương lại tố cáo quan phủ về cái chết của Tây Môn Đại Thư. Kết cục Trần Kinh Tế trở thành ăn mày, ngủ với lạnh phô, ăn xin đầu đường, bị Trương Thắng cùng Lưu Nhị liên thủ giết chết.

Trần Nha Nội

Trần Quán

Trần Quán

Bài chi tiết: Trần Quán

Trần Tam Lang

Trần Thái

Trần Tông Thiện

Tống Triết Tông

Bài chi tiết: Tống Triết Tông

Trần Tuyên

Trần Văn Chiêu

Trần Vân

Trần Vân (陈赟) hay Trần Bân (陈贇) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 106. Trần Bân là một tướng lĩnh dưới quyền Vương Khánh.

Trâu Nhuận

Bài chi tiết: Trâu Nhuận

Trâu Uyên

Bài chi tiết: Trâu Uyên

Trì Phương

Trí Chân

Trí Thanh

Triệu an phủ

Triệu an phủ (赵安抚) là một nhân vật trong Tục Thủy hử, xuất hiện tại hồi 84.[32] Triệu an phủ là tông thất nhà Tống, giữ chức Đồng tri An phủ sứ ở Đông Kinh.

Triều đình nhà Tống bắt quân Lương Sơn lên phía bắc đánh Liêu. Khi quân Lương Sơn hạ được thành Đàn Châu, triều đình hốt hoảng, vội cắt cử tông thất Triệu an phủ làm Khâm sai, thống lĩnh 2 vạn quân Ngự doanh lên phía bắc để giám chiến và tiếp quản thành trì.

Triệu Đàm

Triệu Đắc

Triệu Đỉnh

Bài chi tiết: Triệu Đỉnh

Triệu Đỉnh (趙鼎) là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện trong hồi 67.[36] Triệu Đỉnh giữ chức quan Hữu Gián nghị đại phu. Sau khi Lương Sơn phá phủ Đại Danh, Triệu Đỉnh đề nghị Huy Tông chiêu an Lương Sơn Bạc, chọc giận Thái sư Thái Kinh, bị biếm chức đuổi về quê.

Nguyên mẫu của Triệu Đỉnh trong Thủy hử là đại thần Triệu Đỉnh thời Nam Tống. Triệu Đỉnh trong lịch sử đỗ tiến sĩ thời Bắc Tống triều Tống Triết Tông, sau làm tể tướng Nam Tống, tiểu sử thời Tống Huy Tông bị khuyết.

Triệu Hổ

Đừng nhầm với Triệu Hổ, một trong bốn hộ vệ của Bao Thanh Thiên.

Triệu Long

Triệu Long (钱飞虎) là một nhân vật trong Đãng khấu chí, xuất hiện tại hồi 85.[25] Triệu Long là một trong bốn Đề hạt dưới quyền Tri phủ Nghi Châu Cao Phong.

Triệu Long cùng Tôn Lân, Lý Phượng Minh, Tiền Phi Hổ là bốn Đề hạt theo quân Cao Phong chinh thảo Viên Tí trại, trả thù Trần Hi Chân, Lưu Quảng phá thành Nghi Châu. Trong trận, cả bốn tướng đối chiến Trần Lệ Khanh, bốn tướng không địch lại, đều thua trận. Cao Phong thấy các tướng thua trận, dùng phép thuật vây khốn Trần Lệ Khanh. Trần Hi Chân dẫn viện binh tới cứu, quân Cao Phong đại bại rút lui.

Sau Cao Phong dẫn Triệu Long, Tôn Lân, Lý Phượng Minh truy đuổi Lưu Huệ Nương, bị trúng mai phục. Tôn Lân, Lý Phượng Minh đều bị giết, Triệu Long liều mạng dẫn Cao Phong rút chạy tới Cao Quan Phần (高官坟) thì trúng mai phục của Lưu Huệ Nương. Triệu Long đối chiến Lưu Kỳ, được 6-7 hiệp bị Lưu Kỳ chém chết.

Triệu Năng

Triệu Năng

Triệu Nghị

Triệu Nghị

Triệu Nguyên Nô

Triệu Triết

Triệu Triết (赵哲) là một nhân vật trong Viên bản Thủy hử, xuất hiện tại hồi 1.[21] Triệu Triết là Tể tướng thời Tống Nhân Tông. Trong lịch sử thời Tống không có Tể tướng Triệu Triết, chỉ có Kinh lược sứ lộ Hoàn Khánh Triệu Triết, bị Trương Tuấn đem xử chém oan để đổ trách nhiệm trong thất bại tại Phú Bình.[37]

Triệu Trọng Minh

Triệu viên ngoại

Trình Uyển Nhi

Trình Vạn Lý

Trình Vạn Lý (程万里, Chéng Wànlǐ) là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện tại hồi 68.[38] Trình Vạn Lý là Thái thú phủ Đông Bình, thường gọi là Trình Thái thú. Trình Thái thú có một người con gái xinh đẹp là Trình Uyển Nhi. người cầu thân đến không ngớt, trong đó có thuộc hạ là Đổng Bình. Đổng Bình nhiều lần đưa lễ xin cưới nhưng không được chấp thuận. Khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đông Bình, Đổng Bình nhân cơ hội nhắc lại việc cầu thân, Trình Vạn Lý tỏ ra do dự, đem việc tạm gác lại. Đổng Bình bị Tống Giang bắt, đầu nhập Lương Sơn, bèn nội ứng phá thành, đem người nhà họ Trình giết sạch và đem Trình Uyển Nhi về làm vợ.

Trịnh Cư Trung

Trình Thắng Tổ

Trình Tử Minh

Trịnh Ái Nguyệt

Trịnh Bưu

Bài chi tiết: Trịnh Bưu

Trịnh Chi Thụy

Trịnh Đồ

Trịnh Thiên Thọ

Bài chi tiết: Trịnh Thiên Thọ

Trịnh Tiệp

Trọng Lương

Trúc Kính

Trùng Hỉ

Tuyên Tán

Bài chi tiết: Tuyên Tán

Tuyên Hoa

Trương Bá Phấn

Bài chi tiết: Trương Bá Phấn

Trương Bảo

Trương Bân

Trương can biện

Trương Cận Nhân

Trương Cố Hành

Trương Công

Trương Di

Trương đại hộ

Trương Đạo Nguyên

Trương đề hạt

Trương Địch

Trương Địch (张迪) là một nhân vật lịch sử. Thời kỳ niên hiệu Tuyên Hòa (1119-1125), Trương Địch tại Minh Châu[39] tụ tập bè đảng mấy chục vạn, công phá châu huyện, từng vây Tuấn Châu 5 ngày. Lưu Quang Thế dẫn quân trấn áp, Trương Địch tử trận. Trương Địch được xem là nguyên mẫu của Tứ đại khấu Điền Hổ.

Trương đoàn luyện

Trương giáo đầu

Trương Hạc

Trương Hoành

Đừng nhầm với Trương Hoành, quan lại Đông Ngô thời Tam Quốc.

Trương Hùng

Trương Khởi

Trương Kiệm

Trương Lễ

Trương Long

Đừng nhầm với Trương Long, một trong bốn hộ vệ của Bao Thanh Thiên.

Trương Mông Phương

Trương Quốc Tường

Trương Tam

Trương thái thú

Trương Thanh

Trương Thanh

Trương Thao

Bài chi tiết: Trương Thao

Trương Thế Khai

Trương Thiên

Trương Thiên Sư

Bài chi tiết: Trương Thiên Sư

Trương Thọ

Trương Thúc Dạ

Bài chi tiết: Trương Thúc Dạ

Trương Thuận

Bài chi tiết: Trương Thuận

Trương Tích Tích

Trương Tiết

Trương Tiết (张节) là một nhân vật trong Hậu Thủy hử, được nhắc đến trong hồi 110.[40] Trương Tiết là con trai của Trương Thanh và Quận chúa Quỳnh Anh. Quỳnh Anh vì mang thai nên không theo Trương Thanh đánh Phương Lạp, cùng Diệp ThanhAn thị ở lại Biện Kinh tĩnh dưỡng, sinh ra Trương Tiết.

Trương Thanh tử trận ở ải Độc Tùng, Quỳnh Anh cùng Diệp Thanh, An thị đem di hài về an táng ở quê nhà phủ Chương Đức. Diệp Thanh sau đó ốm chết, Quỳnh Anh cùng An thị cùng nhau nuôi dưỡng Trương Tiết trưởng thành.

Khi quân Kim nam phạt, Trương Tiết theo Ngô Giới đánh bại Kim Ngột Truật, quan thăng đến Xa Vệ tướng quân. Sau từ quan về quê phụng dưỡng mẹ già tới hết đời, được khen là gương hiếu nghĩa.

Trương Tường

Trương Trọng Hùng

Bài chi tiết: Trương Trọng Hùng

Trương Uy

Trương Văn Viễn

Đừng nhầm với Trương Liêu, tướng lĩnh Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Trương Vượng

Trương Xảo Liên

Trương Xảo Liên (張巧蓮), là một nhân vật trong Thủy hử, xuất hiện tại hồi 31.[41] Xảo Liên là con gái của Trương thái công, cả nhà bị Phi thiên ngô công Vương đạo nhân giết hại, bản thân bị Vương đạo nhân cưỡng bức ở am thờ tổ tiên trên dãy Ngô Công. Thân thích nhà họ Trương biết chuyện bất bình mà không làm gì được. Võ Tòng sau khi rời Mạnh Châu tình cờ đi qua núi Ngô Công, chém Vương đạo nhân, vô tình cứu vớt Trương Xảo Liên, cũng để Xảo Liên cầm toàn bộ tiền tài của họ Vương về nhà làm lại cuộc đời.

Tú Xuân

Tuân Chính

Túc Nguyên Cảnh

Tư Hành Phương

Bài chi tiết: Tư Hành Phương

Từ Bạch

Từ Cẩn

Từ Hòa

Từ Hòe

Từ Kinh

Bài chi tiết: Từ Kinh lạc thảo

Từ Nhạc

Từ Ninh

Bài chi tiết: Từ Ninh

Từ Phương

Từ Tam

Từ tham mưu

Từ Thịnh

Đừng nhầm với Từ Thịnh, tướng lĩnh Đông Ngô thời Tam Quốc.

Từ Thống

Từ Uy

Từ Uy

Tương Thông

Tưởng Ấn

Tưởng Kính

Bài chi tiết: Tưởng Kính

Tưởng Trúc Sơn

Tưởng Trung

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_nhân_vật_trong_Thủy_hử http://www.guoxue123.com/xiaosuo/jd/shzyzz/087.htm http://www.guoxue123.com/xiaosuo/jd/shzyzz/105.htm http://open-lit.com/bookindex.php?gbid=19 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=302357 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=334262 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=931688 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=965551 https://web.archive.org/web/20151225065807/http://... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%A4%E6%9C%AC%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%A4%E6%9C%AC%...