Tống_Nhân_Tông
Tống_Nhân_Tông

Tống_Nhân_Tông

Tống Nhân Tông (chữ Hán: 宋仁宗, 12 tháng 5, 1010 - 30 tháng 4, 1063), tên húy Triệu Trinh (趙禎), là vị hoàng đế thứ tư của nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1022 đến năm 1063, tổng hơn 41 năm. Ông là người con trai độc nhất còn sống đến tuổi trưởng thành của Tống Chân Tông, hoàng đế thứ ba của nhà Tống, mẹ ông là một cung nữ hầu hạ Lưu hoàng hậu. Năm 1023, sau khi phụ hoàng qua đời, Triệu Trinh lên kế vị ngôi vua, tức là Tống Nhân Tông.Trong hơn mười năm đầu thời Nhân Tông, thực quyền trong triều nằm trong tay mẹ nuôi của ông là Chương Hiến Thái hậu Lưu Nga, Nhân Tông tuy đã trưởng thành nhưng vẫn không được thân chính, khiến quan hệ mẹ - con trở nên căng thẳng[13]. Cho nên sau khi Lưu Thái hậu qua đời (1033), Nhân Tông đã thay đổi nhiều chính sách của bà ta[14]. Nhưng do không phải là người mang hùng tâm tráng chí, không có khả năng quản lý triều chính nên ông lại bắt đầu trọng dụng lại các đại thần mà ông đã cách chức. Trong vấn đề đối nội, ông chủ trương làm theo Đường Thái Tông, mở rộng con đường thi cử làm quan, vì thế dẫn đến số lượng quan lại trong nước tăng lên nhanh chóng và trở thành gánh nặng của quốc gia. Trong khi đó tham nhũng lan tràn, binh lực suy kém, quốc khố cạn kiệt khiến cho tình hình triều Tống trở nên tồi tệ. Để cứu vãn, vào năm 1043, Nhân Tông theo kiến nghị của Phạm Trọng Yêm, thi hành Khánh Lịch tân chính, Nhưng những chính sách mới này vấp phải sự phản đối của phe bảo thủ trong triều, cộng thêm binh biến, thiên tai liên tục, khiến Nhân Tông đổ lỗi cho "tân chính", ông quyết định bãi bỏ tân chính, dùng lại chính sách cũ, khiến quốc gia ngày càng suy yếu.Về đối ngoại, ở phía tây bắc nước Tống, bộ lạc Đảng Hạng ngày càng lớn mạnh; đến năm 1038, thủ lĩnh tộc này là Lý Nguyên Hạo tự xưng là hoàng đế Tây Hạ và phát động chiến tranh với Tống; tuy Tống giành được chiến thắng nhưng lại phải nộp tiền triều cống hằng năm. Ở phía đông bắc vào năm 1042, triều Liêu dự định hưng binh nam hạ, buộc Tống phải cầu hòa và tăng tiền thuế lên 20 vạn, sử gọi là Trọng Hi tăng tệ. Sau khi tình hình ở phía bắc tạm thời được ổn định, thì ở phía nam triều Tống lại phải chống đỡ với sự quấy nhiễu của Đại Việt và cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở Ung châu. Những cuộc chiến tranh liên miên và những khoản cống nạp như thế khiến ngân khố triều đình ngày càng kiệt quệ.Dù Tống Nhân Tông nổi tiếng trong lịch sử là một vị hoàng đế háo sắc, hoang dâm vô độ, nhưng trong thời kì của ông xuất hiện hàng loạt các đại thần có thực lực và lòng trung thành hết lòng phò tá nhà vua, vì thế nền chính trị vẫn tương đối ổn định. Mặc dù không ngớt nạp thêm mĩ nhân vào cung, nhưng Nhân Tông lại không có được một người con trai nào còn sống sót để truyền ngôi vị. Sau khi ông qua đời, người cháu gọi ông bằng chú là Triệu Thực được tôn làm vua, tức là Tống Anh Tông.

Tống_Nhân_Tông

Thân mẫu Chương Ý hoàng hậu
Kế nhiệm Tống Anh Tông
Tiền nhiệm Tống Chân Tông
Thê thiếp Nhân Tông Quách hoàng hậu
Từ Thánh Quang Hiến hoàng hậu
Ôn Thành hoàng hậu
Triều đại Nhà Bắc Tống
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Triệu Thụ Ích (趙受益)
Triệu Trinh (趙禎)[1]
Niên hiệu
  • Thiên Thánh (天圣; 1023 -11/1032)[2]
  • Minh Đạo (明道; 12/1032 - 1033)[3]
  • Cảnh Hữu (景祐; 1034-11/1038)[4]
  • Bảo Nguyên (宝元; 11/1038 - 2/1040)[5]
  • Khang Định (康定; 2/1040 - 11/1041)[6]
  • Khánh Lịch (慶曆; 11/1041 - 1048)[7]
  • Hoàng Hựu (皇祐; 1049 - 3/1054)[8]
  • Chí Hòa (至和; 3/1054 - 9/1056)[9]
  • Gia Hựu (嘉祐; 9/1056 - 1063)[10].
Thụy hiệu
Thể Thiên Pháp Đạo Cực Công Toàn Đức Thần Văn Thánh Vũ Duệ Triết Minh Hiếu Hoàng Đế
(體天法道極功全德神文聖武睿哲明孝皇帝)[11]
Miếu hiệu
Nhân Tông (仁宗)
Trị vì 23 tháng 3 năm 102230 tháng 4 năm 1063
(&0000000000000041.00000041 năm, &0000000000000038.00000038 ngày)
Sinh (1010-05-12)12 tháng 5, 1010
Mất 30 tháng 4, 1063(1063-04-30) (52 tuổi)
Biện Kinh, Đại Tống
Tôn giáo Phật giáo
Hậu duệ 3 hoàng tử và 13 hoàng nữ
An táng Vĩnh Chiêu Lăng[12] (永昭陵)
Thân phụ Tống Chân Tông