Danh_sách_nhân_vật_trong_Thủy_hử

Sửa đổi cuối: 1.52.126.148 (thảo luận · đóng góp) vào 45 giờ trước. (làm mới)Thủy hử hay Thủy hử truyện (Chữ Hán: 水滸傳), là một bộ tiểu thuyết chương hồi được sáng tác thời cuối Nguyên đầu Minh. Tác giả của Thủy hử thường được cho là Thi Nại Am, với sự giúp đỡ của La Quán Trung trong những hồi cuối. Thủy hử là trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.Thủy hử truyện bắt nguồn từ những ghi chép về cuộc khởi nghĩa Tống Giang trong Tống sử và một số ghi chép mang tính chất dã sử trong Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Có thể nói Đại Tống Tuyên Hòa di sự, với nội dung về "Tống Giang khởi nghĩa, bị Trương Thúc Dạ đánh bại, quy hàng, theo đánh Phương Lạp", là tiền thân của Thủy hử truyện. Trước khi thành sách, các truyền thuyết dân gian về các anh hùng Lương Sơn Bạc đã truyền lưu khắp vùng Sơn Đông, hình thành nên một nhóm tác phẩm tạp kịch Lương Sơn, phát triển nhất vào thời Nguyên.Thủy hử có nhiều phiên bản, bản 70 hồi, 100 hồi, 114 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 140 hồi,... Trong đó, bản 100 hồi được xem là gần với nguyên tác nhất, nội dung gồm việc các anh hùng Lương Sơn Bạc tụ nghĩa (thường nằm trong khoảng 70 hồi) và bình Liêu đánh Phương Lạp. Kim Thánh Thán, người thời Thanh đã cắt bỏ hầu hết các nội dung khác, bao gồm chương mở đầu của Thủy hử nói về việc 108 tinh tú trốn thoát khỏi phong ấn gây loạn nhân gian, thêm bình luận của mình, từ đó tạo thành bản 70 hồi thường thấy ngày nay (thường gọi là Bình bản Thánh Thán hay Kim bản).Bản 100 hồi là bản Thủy hử sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay ghi chép tình tiết Lương Sơn Bạc được chiêu an, chinh Liêu và bình Phương Lạp. Đến bản 115 hồi (còn được gọi là Giản bản) được bổ sung thêm phần bình Điền Hổ, Vương Khánh. Do sự phổ biến của Thủy hử bản 70 hồi của Kim Thánh Thán nên các nội dung trên sau khi bị cắt bỏ đã được tập hợp lại vào sách Chinh tứ khấu (hay Tục Thủy hử), được cho là của La Quán Trung. Sau đó các nội dung này được Viên Vô Nhai chỉnh sửa, biên tập lại để tiếp nối bản Kim Thánh Thán, thành bản 120 hồi ngày nay, trở nên phổ biến với tên gọi Thủy hử toàn truyện (hay Viên bản). 49 chương cuối của Thủy hử toàn truyện được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Hậu Thủy hử.Ngoài ra, cuối thời Minh xuất hiện tác phẩm Thủy hử hậu truyện gồm 40 hồi, viết tiếp bản 100 hồi, với nội dung là các thủ lĩnh còn sống sót cùng con em của Lương Sơn Bạc lần nữa tụ nghĩa, trừ gian thần, kháng quân Kim. Một bộ truyện khác là Đãng khấu chí của Du Vạn Xuân thời Thanh, gồm 70 hồi, viết tiếp bản 70 hồi của Kim Thánh Thán, với nội dung là Lương Sơn Bạc bị triều đình đánh dẹp. Kim Bình Mai cũng là một tác phẩm diễn sinh từ Thủy hử. Một số nhân vật của Thủy hử xuất hiện hoặc có quan hệ với một số nhân vật khác trong tác phẩm Thuyết Nhạc toàn truyện (xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Nhạc Phi diễn nghĩa). Có một tác phẩm nữa mang tên Hậu Thủy hử truyện, tuy nhiên nội dung của tác phẩm này hầu như không liên quan tới Thủy hử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_nhân_vật_trong_Thủy_hử http://www.guoxue123.com/xiaosuo/jd/shzyzz/087.htm http://www.guoxue123.com/xiaosuo/jd/shzyzz/105.htm http://open-lit.com/bookindex.php?gbid=19 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=302357 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=334262 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=931688 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=965551 https://web.archive.org/web/20151225065807/http://... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%A4%E6%9C%AC%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%A4%E6%9C%AC%...