Danh_sách_hoàng_đế_nhà_Tống
Danh_sách_hoàng_đế_nhà_Tống

Danh_sách_hoàng_đế_nhà_Tống

Triều đại Nhà Tống cai trị tại Trung Quốc (960 – 1279). Nhà Tống đã thành công trong việc thống nhất Trung Hoa vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907 – 960), và bị tiêu diệt vào năm 1279 bởi Nhà Nguyên (1271 – 1368). Nhà Tống được chia thành hai giai đoạn riêng biệt là Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279) bằng việc quân đội Nhà Kim chinh phục miền Bắc Trung Hoa vào năm 1127. Nó cũng được phân biệt bằng việc thay đổi kinh đô từ Biện Kinh (nay là Khai Phong) ở phía Bắc tới Lâm An (nay là Hàng Châu) ở miền nam Trung Hoa.Dưới đây là danh sách đầy đủ các vị Hoàng đế Nhà Tống, bao gồm cả miếu hiệu, thụy hiệuniên hiệu. Triều đại này được thành lập bởi Vua Thái Tổ (960 – 976) và kết thúc với cái chết của Triệu Bính, được biết đến là Vệ Vương sau khi qua đời (1278 – 1279). Hoàng đế cuối cùng của Triều Bắc Tống là Khâm Tông (1126 – 1127), trong khi vị Hoàng đế đầu tiên của Nam Tống là Cao Tông (1127 – 1162).Hoàng đế là vị nguyên thủ quốc gia trong thời kỳ đế quốc Trung Hoa (221 TCN – 1912), trong đó có Tống. Việc truyền ngôi theo hình thức thế tập, chia sẻ quyền hành pháp với các quan chức dân sự được bổ nhiệm vào các cấp bực khác nhau theo kết quả trong các kỳ thi cử. Tầm quan trọng ngày càng tăng trong tầng lớp quan liêu dân sự và tầng lớp quý tộc quốc gia thời Nhà Tống dẫn đến một vai trò hạn chế hơn nhiều cho Hoàng đế trong việc định hình chính sách nhà nước, mặc dù Hoàng đế vẫn duy trì quyền độc đoán của mình. Một vị Hoàng đế có độc quyền về việc thiết lập các điều luật mới, mặc dù vậy vị Hoàng đế đó sẽ phải tôn trọng các quy định pháp luật của Tiên Đế.[1]