Danh_sách_Hoàng_đế_Đông_La_Mã

Dưới đây là danh sách các hoàng đế Đông La Mã, bắt đầu từ khi thành phố Constantinopolis được thành lập vào năm 330 CN đến khi nó thất thủ vào tay Đế quốc Ottoman năm 1453 CN. Chỉ có vị hoàng đế nào được công nhận là hoàng đế "hợp pháp" và là người cai trị toàn bộ Đế quốc mà quyền lực thực tế không bị ai tranh cãi. Danh sách này không bao gồm các vị đồng tiểu hoàng đế (symbasileis) và những kẻ tiếm vị danh hiệu hoàng đế.Theo truyền thống, các hoàng đế Đông La Mã được xem là bắt đầu từ Hoàng đế La Mã Constantinus Đại đế, vị hoàng đế theo đạo Ki-tô đầu tiên, người tái xây dựng thành phố Byzantium làm kinh đô Constantinopolis của đế quốc và là người được các hoàng đế Đông La Mã đời sau xem là nhà cai trị kiểu mẫu. Dưới triều đại của Constantinus các đặc điểm chính của những gì được xem là nhà nước Đông La Mã đã hình thành: một chính thể La Mã định đô ở Constantinopolis và có nền văn hoá bị chi phối bởi Hy Lạp đông phương, cùng với đạo Ki-tô là quốc giáo.Đế quốc Đông La Mã hay Byzantine là những người thừa hưởng trực tiếp nửa phía đông của Đế quốc La Mã sau khi nó bị chia cắt năm 395. Tất cả các vị hoàng đế Đông La Mã/Byzantine đều tự coi mình là những vị Hoàng đế La Mã hợp pháp;[2] Thuật ngữ "Byzantine" được các sử gia tây phương bắt đầu sử dụng kể từ thế kỷ 16. Danh hiệu "Hoàng đế La Mã" được các hoàng đế Byzantine sử dụng vốn không gây ra tranh cãi cho đến khi Giáo hoàng trao vương miện "Hoàng đế La Mã Thần thánh" cho vua Charlemagne của người Frank (25 tháng 12 năm 800 CN), được thực hiện nhằm đáp trả sự lên ngôi của Nữ hoàng Irene vốn không được giáo hoàng Lêô III công nhận vì bà là phụ nữ.Danh hiệu chính thức của tất cả các vị hoàng đế tiền Heraclius là "Augustus," ngoài ra, các danh hiệu khác như Dominus cũng được sử dụng. Tên của họ bắt đầu với chữ Imperator Caesar và sau cùng là chữ Augustus, ví dụ như tên của Leo I là "Imperator Caesar Flavius Valerius Leo Augustus". Các hoàng đế hậu Heraclius đều sử dụng danh hiệu Basileus (tiếng Hy Lạp: Βασιλεύς), vốn có nghĩa là Vua nhưng đã được sử dụng để thay thế Augustus. Sau khi Đế quốc La Mã Thần thánh thù địch được thành lập ở Tây Âu, danh hiệu "Autokrator" (tiếng Hy Lạp: Αὐτοκράτωρ) bắt đầu được sử dụng. Trong những thế kỷ tiếp theo, có thể các Kitô hữu phương Tây đã gọi các vị Hoàng đế là "Hoàng đế của người Hy Lạp." Vào thời hậu kỳ, danh hiệu chính thức của Hoàng đế Đông La Mã là "[Tên hoàng đế] nơi Đức Kitô, Hoàng đế và nhà Chuyên chế của người La Mã" (cf. ῬωμαῖοιRûm).[3]