Các_thành_phố_Cận_Đông_cổ_đại

Các thành phố đầu tiên trong lịch sử đã được biết cho đến nay nằm ở vùng Cận Đông cổ đại, khu vực bao gồm phần lớn vùng Trung Đông hiện đại: có lịch sử bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên và kết thúc, tùy theo cách hiểu của thuật ngữ này, khi bị thôn tính bởi Đế chế Achaemenes vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên hoặc bởi Alexander Đại đế vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.Các thành phố lớn nhất của thời đại đồ đồng Cận Đông có dân số khoảng vài chục ngàn người. Memphis vào thời kỳ đồ đồng sớm, với khoảng 30.000 cư dân, là thành phố lớn nhất thời bấy giờ. Ur trong thời đại đồ đồng được ước tính có khoảng 65.000 cư dân; tương tự Babylon trong thời đại đồ đồng muộn có dân số khoảng 50.000-60.000. Nineveh có khoảng 20.000-30.000, và đạt 100.000 trong thời đại đồ sắt (khoảng năm 700 TCN).Định ngữ KI 𒆠 là thuật ngữ Sumer cho một thành phố hoặc thành bang.[1] Trong tiếng Akkadtiếng Hitti, URU 𒌷 trở thành một kí hiệu để chỉ một thành phố, hoặc kết hợp với KUR 𒆳 - "vùng đất", vương quốc hoặc lãnh thổ do một thành phố kiểm soát, ví dụ 𒄡𒆳𒌷𒄩𒀜𒌅𒊭 LUGAL. KUR URUHa-at-ti "vua của nước (thành) Hatti".

Liên quan

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham Các tông phái Phật giáo Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 Các tế bào của Yumi Các thánh tử đạo Việt Nam Cục Tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam Cục Tổ chức Cán bộ, Bộ Công an (Việt Nam)