Cuộc_tấn_công_Iraq_2003
Cuộc_tấn_công_Iraq_2003

Cuộc_tấn_công_Iraq_2003

Tommy Franks
Brian Burridge[5]
Massoud Barzani
Babakir Zebari
Jalal Talabani
Nawshirwan Mustafa Ahmad Chalabi Qusay Hussein
Uday Hussein
Ali Hassan al-Majid
Barzan Ibrahim
Izzat Ibrahim al-Douri UK: 45,000
 Australia: 2,000
 Poland: 194
Peshmerga: 70,000[7]
INC: 620[9]
+ At least 24 Peshmerga[10]
INC Casualities: unknown30,000 (figure attributed to General Tommy Franks), John Keegan Estimates: several thousand combatant deaths.[11]7,600–10,800 (4,895–6,370 observed and reported) (Project on Defense Alternatives study)[12][13]13,500–45,000 (extrapolated from fatality rates in units serving around Baghdad)[14]7,269 (Iraq Body Count)[15]3,200–4,300 (Project on Defense Alternatives study)[12]Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, chủ yếu bởi quân đội Hoa KỳVương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia. Cuộc xâm lược Iraq trở thành giai đoạn đầu của sự kiện thường được gọi là Chiến tranh Iraq. Theo lịch sử, nó có thể được gọi chính xác hơn là "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3", tính từ sau chiến tranh 8 năm giữa IraqIran vào thập niên 1980. Lần này, Quân đội Iraq đã bại trận hoàn toàn, và thành phố Bagdad bị chiếm đóng ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố là các chiến dịch quan trọng đã kết thúc, tức là giai đoạn cầm quyền của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã kết thúc. Quân lực Liên hiệp cuối cùng đã bắt được Saddam Hussein ngày 13 tháng 12 năm 2003. Sau đó, thời kỳ quá độ bắt đầu, trong lúc đó tại Iraq bạo lực lan tràn do các lực lượng nổi dậy phần nhiều là người Sunni theo Hồi giáo, và cũng có cả các tay súng của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.Cuộc xâm lược năm 2003 là một phần của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Tổng thống Mỹ George W. Bush khởi xướng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 [16].Vào tháng 10 năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã ủy quyền cho Tổng thống Bush sử dụng lực lượng quân sự chống lại Iraq [17]. Chiến tranh Iraq chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 3 năm 2003 [18], khi Hoa Kỳ, cùng với Anh và một số nước đồng minh, bắt đầu một chiến dịch ném bom phủ đầu. Quân đội Iraq đã nhanh chóng bị áp đảo khi lực lượng liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo tiến vào đất nước này. Cuộc xâm lược đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein ; Saddam đã bị bắt trong Chiến dịch Bình minh đỏ vào tháng 12 cùng năm và bị tử hình 3 năm sau đó.Mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq đã chuyển từ đồng minh sang thù địch kể từ khi Iraq đem quân xâm lược Kuwait (một đồng minh của Mỹ) năm 1990, dẫn đến cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Trong vòng một thập kỷ sau đó, Hoa Kỳ cùng với LHQ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Iraq, khiến kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng. Năm 2003, Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được sự đồng thuận về một cuộc xâm lược Iraq. Chính quyền Bush viện dẫn lý do cho cuộc xâm lược rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs) [19], và chính phủ Iraq đang đặt ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực [20][21]. Một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng Saddam đang chứa chấp và hỗ trợ al-Qaeda [22], bản thân Saddam Hussein cũng đã từng bày tỏ sự hả hê trên báo chí khi chứng kiến nước Mỹ bị khủng bố trong sự kiện ngày 11-9-2001 [23]). Tuy vậy nhìn chung đa số dư luận Mỹ ủng hộ cuộc chiến với mong muốn chấm dứt chế độ độc tài đàn áp và mang lại nền dân chủ cho nhân dân Iraq [24][25] (76% người Mỹ ủng hộ hành động quân sự chống lại Iraq [26]). Ước tính chế độ Saddam Hussein đã gây ra cái chết của 250.000 người Iraq thông qua các chiến dịch thanh trừng và diệt chủng trong hơn 30 năm cầm quyền [27]..Năm 2004, Ủy ban 9/11 của Mỹ kết luận không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa chế độ Saddam Hussein và al-Qaeda [28] và không tìm thấy kho dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt nào đang hoạt động ở Iraq [29]. Việc chính phủ Mỹ tin rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được chứng minh là do thông tin tình báo bị sai lệch[30].Sau khi cuộc xâm lược diễn ra thành công và Saddam Hussein bị lật đổ, Iraq đã tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào năm 2005. Nouri al-Maliki trở thành Thủ tướng năm 2006 và giữ chức vụ cho đến năm 2014. Khoảng trống quyền lực sau sự sụp đổ của chính phủ Saddam và sự quản lý sai lầm của chính phủ mới đã dẫn đến bạo lực giáo phái lan rộng giữa các nhóm Hồi giáo ShiaSunni ở trong nước, cùng với đó là một cuộc nổi dậy kéo dài chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh. Nhiều nhóm nổi dậy bạo lực ở Iraq đã được Iranal-Qaeda tài trợ. Hoa Kỳ đã đáp trả bằng một đợt tăng cường quân số vào năm 2007 [31]. Sự gia tăng quân số của Mỹ đã mang lại sự an toàn cao hơn cho chính phủ cũng như quân đội và người dân Iraq, được nhìn nhận là một thành công lớn khi đất nước Iraq dần đi vào ổn định [32]. Sự can dự của Hoa Kỳ vào Iraq đã dần chấm dứt dưới thời Tổng thống Barack Obama. Hoa Kỳ chính thức rút tất cả quân đội chính quy khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011 [33]. Vào mùa hè năm 2014, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS) đã phát động một cuộc tấn công quân sự ở miền bắc Iraq và tuyên bố ý định thành lập một caliphate Hồi giáo trên toàn thế giới, dẫn tới một cuộc can thiệp quân sự khác của Hoa Kỳ và các đồng minh vào Iraq để đối phó với mối đe dọa mới này.Năm 2006, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 61% người dân Iraq được hỏi tin rằng việc lật đổ Saddam Hussein là một điều đúng đắn.[34]

Cuộc_tấn_công_Iraq_2003

Địa điểm Iraq
Nguyên nhân bùng nổ The official sole trigger for the invasion was the U.S. government's assertion that Iraq had failed to disarm and was a threat to the world.
Kết quả *Liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu chiến thắng
  • Chính phủ Saddam Hussein bị lật đổ
  • Thành lập chính phủ mới ở Iraq
  • Liên quân do Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq
  • Continuation of violence in the form of an occupation, an insurgency, and sectarian conflicts
Địa điểmNguyên nhân bùng nổKết quả
Địa điểmIraq
Nguyên nhân bùng nổThe official sole trigger for the invasion was the U.S. government's assertion that Iraq had failed to disarm and was a threat to the world.
Kết quả*Liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu chiến thắng
  • Chính phủ Saddam Hussein bị lật đổ
  • Thành lập chính phủ mới ở Iraq
  • Liên quân do Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq
  • Continuation of violence in the form of an occupation, an insurgency, and sectarian conflicts

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_tấn_công_Iraq_2003 http://abcnews.com/Blotter/iraqi-defector-al-janab... http://www.cbsnews.com/stories/2003/01/23/opinion/... http://www.cbsnews.com/stories/2004/01/09/60minute... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/europe/09/12/mi... http://www.cnn.com/ELECTION/2000/conventions/repub... http://www.costofwar.com/ http://articles.latimes.com/2007/mar/19/world/fg-s... http://www.upi.com/Top_News/Special/2010/03/08/198... http://www.usnews.com/usnews/news/iraq/articles/fi... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/articles/A428...