Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan


Chính Phủ Ngầm Ba Lan (Tiếng Ba Lan: Polskie Państwo Podziemne, còn gọi là Mật Chính Ba Lan)[a] là tổ chức quân sự chính trị do các tổ chức kháng chiến ở Ba Lan chiếm đóng liên hợp thành trong Thế Chiến Thứ Hai, trung thành với Chính Phủ Ba Lan Lưu Vong ở Luân Đôn, những thành phần đầu tiên được thành lập trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc xâm lược Ba Lan cuối tháng 9 năm 1939; nhiều người ủng hộ coi là Nước Cộng Hòa Thứ Hai tiếp tục chiến đấu với quân chiếm đóng ĐứcLiên Xô. Chính Phủ Ngầm không chỉ làm kháng chiến quân sự là một trong những công cuộc lớn nhất trong thế giới mà còn có các cơ quan dân sự như giáo dục, văn hóa và dịch vụ xã hội.Tuy Chính Phủ Ngầm được quần chúng ủng hộ trong suốt chiến tranh, nhưng phe cực tả (cộng sản) thì chẳng tán trợ mà cũng không công nhận. Giới cực hữu từ Phái Kích Tiến Toàn Quốc Falanga cùng Phái Kích Tiến Toàn Quốc ABC phản đối Đức chiếm đóng Ba Lan, sau nhanh chóng hợp thành Liên Minh Toàn Quốc là một phần Chính phủ Ngầm, bao gồm hầu hết các thành viên của phái cực hữu tiền chiến. Sau cùng ảnh hưởng cộng sản suy giảm do các sai lầm quân sự (tiêu biểu là Khởi Nghĩa Warsaw thất bại) cùng địch ý gia tăng của Liên Xô. Trước đấy năm 1944 Nga thành lập chính quyền bù nhìn thay thế là Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc Ba Lan và bảo đảm sẽ là cơ sở cho chính phủ Ba Lan hậu chiến; khi cộng sản có Liên Xô hậu thuẫn đoạt quyền thì nhiều thành viên Chính Phủ Ngầm bị đàn áp vì bị nghi phản quốc và chết trong tù. Chính Phủ Ngầm buộc phải tự giải tán nửa đầu năm 1945 để tránh nội chiến bùng nổ vì không thể thương thảo với Liên Xô sau khi bị Khối Đồng Minh ruồng bỏ.Sau cùng hàng trăm ngàn người đã có chân trong các cơ quan của Chính Phủ Ngầm (số lính Quân Đội Bản Quốc ước tính gần nửa triệu người) và hàng triệu công dân Ba Lan thầm lặng ủng hộ. Gốc việc thành lập dân chính bí mật nằm ở tính phi pháp của chiếm đóng Đức và Liên Xô làm mọi cơ quan chiếm đóng đều trái luật, còn các cơ quan địa hạ thì tổ chức theo luật Ba Lan nên được chính đáng. Quân chiếm đóng lại vô tình mở rộng quy mô Chính Phủ Ngầm khi cố tiêu diệt quốc gia, dân tộc, văn hóa Ba Lan, quan trọng nhất là bằng các chính sách diệt chủng nhắm vào dân, nhưng chỉ tăng ủng hộ đại chúng cho phong trào.Trong Chiến Tranh Lạnh chính quyền cộng sản hạn chế nghiên cứu Chính Phủ Ngầm, nhấn mạnh vai trò của Nhân Dân Quân trong kháng chiến chống Đức nên cho đến gần đây, hầu hết đều do học giả Ba Lan lưu vong tiến hành.

Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan

• 1939–1945 (first) Władysław Raczkiewicz
Tổng thống Chính phủ lưu vong Ba Lan  
Thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai / Chiến Tranh Lạnh
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Ba Lan
• Chính Phủ Đoàn Kết Dân Tộc Lâm Thời thành lập Ngày 28 tháng 6 1945[1][2]
Chính phủ Chế độ cộng hòa
• 1939–1940 (first) Władysław Sikorski
• Cuộc xâm lược Ba Lan Ngày 1 tháng 9 1939
• Hiến pháp ban hành Ngày 23 tháng 4 năm 1935
Vị thế Chính phủ lưu vong
Lập pháp
• 1944-1945 (last) Tomasz Arciszewski
Thủ tướng Chính phủ lưu vong Ba Lan