Chiến_tranh_Đông_Dương_lần_thứ_ba

Loại bỏ Khmer Đỏ khỏi quyền lực Trung Quốc
Campuchia Dân chủ Hoàng gia Lào
Người nổi dậy H'Mông
FULRO
 Thái Lan
Đồng minh của Việt Nam Việt Nam
LPDR
PRK
CPTChiến tranh Đông Dương lần thứ ba là một loạt các cuộc xung đột và chiến tranh giữa ba nước cộng sản là Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia; Lào và vương quốc Thái Lan cũng tham gia trong một số xung đột vũ trang. Cuộc chiến tranh này diễn ra sau chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, và sau sự kiện Sài Gòn sụp đổ. Việc chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự của Mỹ được xem là sự loại bỏ một kẻ thù chung của tất cả các lực lượng cộng sản trong khu vực.[3] Từ những năm 1950, chia rẽ Trung Quốc và Liên bang Xô viết ngày càng nghiêm trọng, các chế độ cộng sản của Campuchia, Việt Nam và Lào cũng chịu ảnh hưởng trong quan hệ với hai phe đối lập này. Sự thù địch sau đó được thúc đẩy bởi những mối hận thù đã có từ nhiều thế kỷ trước giữa Việt Nam với Campuchia, và đặc biệt là giữa Việt Nam với Trung Quốc.[4]Năm 1975, các cuộc giao chiến quân sự ban đầu nảy sinh giữa Việt Nam cộng sản và chế độ Khmer Đỏ của Campuchia, dẫn đến việc Việt Nam tấn công và chiếm đóng Campuchia trong hơn một thập kỷ. Sự thúc đẩy tiêu diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ khiến Việt Nam không thể tránh khỏi cuộc xung đột vũ trang với Thái Lan.[5][6]Trung Quốc hầu như không có bất kỳ phản ứng nào đối với hoạt động của Việt Nam trong việc đàn áp lực lượng nổi dậy chống cộng ở Lào, tuy nhiên họ phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược của Việt Nam vào Campuchia. Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã phát động một chiến dịch trừng phạt vào tháng 2 năm 1979 và tấn công các tỉnh phía bắc của Việt Nam, quyết tâm kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô/Việt Nam.[7][8]Để giành quyền kiểm soát hoàn toàn Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam cần phải đánh bật các lãnh đạo và đơn vị còn lại của Khmer Đỏ, những người đã rút lui đến các vùng xa xôi dọc biên giới Thái Lan - Campuchia.[9] Tình hình leo thang khi chủ quyền lãnh thổ của Thái Lan bị xâm phạm nhiều lần. Giao chiến nặng nề với nhiều thương vong do các cuộc đối đầu trực tiếp giữa quân đội Việt Nam và Thái Lan. Thái Lan tăng cường quân đội, mua thiết bị mới và xây dựng mặt trận ngoại giao chống lại Việt Nam.[3] Sau Hội nghị Hòa bình Paris năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Cuối cùng, các cuộc giao chiến với quân đội chính quy trong khu vực đã kết thúc sau khi Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 ký kết.[10][11]

Chiến_tranh_Đông_Dương_lần_thứ_ba

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian1 tháng 5 năm 1975 – 23 tháng 10 năm 1991
(16 năm, 5 tháng, 3 tuần và 1 ngày)
Địa điểm
Kết quả

Loại bỏ Khmer Đỏ khỏi quyền lực

Kết quả

Loại bỏ Khmer Đỏ khỏi quyền lực

Thời gian 1 tháng 5 năm 1975 – 23 tháng 10 năm 1991
(16 năm, 5 tháng, 3 tuần và 1 ngày)
Địa điểm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Đông_Dương_lần_thứ_ba http://www.history.com/this-day-in-history/joseph-... http://www.historynet.com/vietnam-war http://www.u-s-history.com/pages/h1888.html http://www.mpil.de/files/pdf2/mpunyb_keller_9_127_... http://legacy.fordham.edu/halsall/mod/1964CCP-onCP... //doi.org/10.1111%2Faspp.12035 //www.jstor.org/stable/1148297 http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/Cambodia-... http://datafile.chinhsachquandoi.gov.vn/Qu%E1%BA%A... https://cgoscha.uqam.ca/wp-content/uploads/sites/2...