Chiến_tranh_Hoa_Kỳ–Anh_Quốc_(1812)

Shawnee
Creek Gậy đỏ
Ojibway
Chickamauga
Fox
Iroquois
Miami
Mingo
Ottawa
Kickapoo
Delaware
Mascouten
Potawatomi
Sauk
WyandotChoctaw
Cherokee
Các đồng minh Creek


Đồng minh bản xứ:
125 người Choctaw,
(không rõ các tộc khác)[2]Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc, hay thường được biết đến với cái tên Chiến tranh năm 1812, là một cuộc chiến giữa các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và quân đội Đế quốc Anh.[4] Hoa Kỳ tuyên chiến vào năm 1812 vì nhiều nguyên nhân, trong đó có mong muốn được mở rộng vùng lãnh thổ Tây Bắc, những hạn chế về thương mại do cuộc chiến tranh mà nước Anh đang tiến hành chống lại Pháp gây ra, việc cưỡng bức các thủy thủ thương gia người Hoa Kỳ đi lính cho Hải quân Hoàng gia Anh, việc Anh hỗ trợ các bộ lạc da đỏ nhằm chống lại sự bành trướng của Hoa Kỳ, và sự phẫn nộ trước những hành động sỉ nhục danh dự quốc gia Hoa Kỳ của Anh trên hải phận quốc tế.Cho đến năm 1814, Đế quốc Anh cho áp dụng một chiến lược phòng thủ, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Hoa Kỳ tại các tỉnh Thượng và Hạ Canada. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã kiểm soát được hồ Erie vào năm 1813, chiếm đóng phần phía Tây Ontario, chấm dứt hy vọng thiết lập một khối Liên minh Da đỏ và xây dựng một nhà nước Da đỏ độc lập tại miền Trung Tây của Tecumseh. Phía Tây Nam, tướng Andrew Jackson cũng đánh bại được nhà nước Creek trong trận Horseshoe Bend năm 1814. Nhưng sau thất bại của Napoleon, người Anh đã tiến hành một chiến lược tích cực hơn, huy động thêm 3 binh đoàn lớn cùng với nhiều đơn vị quân khác đến trợ chiến. Thắng lợi của người Anh trong trận Bladensburg tháng 8 năm 1814 giúp họ dễ dàng chiếm đóng và phóng hỏa đốt cháy thủ đô Washington D.C. Tuy nhiên sau đó, những chiến thắng của Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1814 và tháng 1 năm 1815 đã đẩy lui được các cuộc tiến công khác của Anh tại Baltimore, New YorkNew Orleans.Cuộc chiến đã diễn ra trên ba mặt trận. Trên biển, tàu chiến và tàu cướp biển của cả hai bên tấn công các tàu buôn của nhau, trong khi người Anh phong tỏa bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ và tiến hành các cuộc đột kích quy mô lớn trong giai đoạn sau của cuộc chiến. Các trận đánh nổ ra tại vùng biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, dọc theo Ngũ Đại Hồsông Saint Lawrence. Ở miền Nam và duyên hải vịnh Mexico, đã xảy ra những trận chiến lớn trên bộ, trong đó quân đội Hoa Kỳ tiêu diệt được các đồng minh Da đỏ của Anh và đánh bại lực lượng xâm lược Anh tại New Orleans.Hoa Kỳ đã thắng trong nhiều trận hải chiến, chủ yếu là giao tranh giữa các tàu đi lẻ với tàu cướp biến Anh, và tại Ngũ Đại Hồ, đặc biệt là trong trận hồ Erie. Cả hai bên đều xâm chiếm vào lãnh thổ của nhau, nhưng đều thất bại hoặc chỉ thu được thắng lợi tạm thời. Đến cuối cuộc chiến, các phần lãnh thổ mà hai bên đều chiếm được của nhau đã được trao trả lại theo quy định của Hiệp ước Ghent.Tại Hoa Kỳ, những trận đánh như trận New Orleanstrận phòng thủ Baltimore (nguồn cảm hứng cho lời bài quốc ca Hoa Kỳ, "Lá cờ ánh sao chói lọi") đã tạo nên tâm lý phấn khích trong cuộc "chiến tranh giành độc lập lần thứ hai" chống lại nước Anh. Nó đã mở ra một "Kỷ nguyên của những điều tốt lành", khi mà những sự thù địch đảng phái trong nước gần như biến mất. Canada cũng bắt đầu nổi lên trong chiến tranh với một ý thức quốc gia và sự đoàn kết được tăng cường. Ở Anh ngày nay, cuộc chiến này ít được nhớ đến và thường được coi là một diễn biến phụ của cuộc chiến tranh Napoleon diễn ra ở châu Âu. Nó đã giúp mở ra một thời đại quan hệ và thương mại hữu nghị với đất nước Hoa Kỳ.

Chiến_tranh_Hoa_Kỳ–Anh_Quốc_(1812)

Thời gian 18 tháng 6 năm 181218 tháng 2 năm 1815
Địa điểm Đông và trung Bắc Mỹ, Đại Tây DươngThái Bình Dương
Kết quả Hiệp ước Ghent
Thay đổi lãnh thổ Status quo ante bellum
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổi lãnh thổ
Thời gian18 tháng 6 năm 181218 tháng 2 năm 1815
Địa điểmĐông và trung Bắc Mỹ, Đại Tây DươngThái Bình Dương
Kết quảHiệp ước Ghent
Thay đổi lãnh thổStatus quo ante bellum