Cao_Ly_Trung_Tuyên_Vương

Cao Ly Trung Tuyên Vương (Hangul: 고려 충선왕; chữ Hán: 高麗 忠宣王; 20 tháng 10 năm 1275 – 23 tháng 6 năm 1325, trị vì 2 lần: năm 1298 và 1308 – 1313) là quốc vương thứ 26 của vương triều Cao Ly trên bán đảo Triều Tiên. Ông có húy là Vương Chương (왕장, 王璋) và Vương Nguyên (왕원, 王謜), tên chữTrọng Ngang (중앙, 仲昻). Ông cũng được biết đến với tên Mông CổÍch Tri Lễ Phổ Hoa (益知禮普花) do ông ngoại là Hốt Tất Liệt đặt cho.Ông tinh thông thư pháp và hội họa hơn là việc triều chính, ông thường thích sống tại kinh đô nhà Nguyên là Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay) hơn là tại Khai Thành (Kaesong), kinh đô Cao Ly. Ông là con trai thứ hai của Cao Ly Trung Liệt Vương.Năm 1277, Trung Tuyên Vương được phong làm thái tử; năm sau ông đến Trung Quốc và được ban cho tên Mông Cổ, tuy nhiên cũng có nguồn nói rằng ông có tên Mông Cổ từ khi sinh ra. Năm 1296, ông kết hôn với công chúa nhà NguyênBảo Tháp Thực Liên (寶塔實憐). Tuy nhiên, trước đó ông đã có ba cung phi là con gái của ba quý tộc hùng mạnh.Mẫu thân của Trung Tuyên Vương qua đời vào năm 1297, và điều này theo sau các cuộc thanh trừng bạo lực khiến cho xuất hiện các cáo buộc rằng bà bị ám sát. Có lẽ buồn bực trước những sự kiện này, Cao Ly Trung Tông đã khẩn cầu đại hãn nhà Nguyên cho thoái vị, và Trung Tuyên Vương lên ngôi vào năm 1298. Tuy nhiên, Trung Tuyên Vương đã phải đối mặt với các mưu đồ giữa phe của vương hậu người Mông Cổ và một vương hậu người Cao Ly của ông, Trung Tuyên Vương trao lại ngai vàng cho phụ thân ngay sau đó.Sau khi phụ thân qua đời vào năm 1308, Trung Tuyên Vương có nghĩa vụ phải trở lại ngôi báu và nỗ lực cải cách việc triều chính, song ông lại giành nhiều thời gian ở Trung Quốc. Ông thoái ngôi vào năm 1313, và thay thế là Trung Túc Vương. Trung Tuyên Vương một thời gian ngắn sau đã bị đưa đi lưu đày tại Tây Tạng sau cái chết của Nguyên Nhân Tông, nhưng ngay sau đó lại được phép trở về Đại Đô và qua đời tại đây năm 1325, thọ 50 tuổi. Tử cung được đưa về Cao Ly, táng tại Đức lăng (德陵).Thụy hiệu Trung Tuyên Hiến Hiếu Đại Vương (忠宣憲孝大王). Con thứ của ông kế vị, tức Trung Túc Vương.