Bất_bạo_động

Phân biệt tuổi tác • Phân biệt chủng tộc • Phân biệt quốc tịch • Phân biệt vùng miền • Phân biệt giới tính • Trọng nam khinh nữ • Ghê sợ đồng tính • Ghê sợ song tính • Bài trừ song tính • Ghê sợ vô tính • Ghê sợ người chuyển giới • Kỳ thị loài • Bảo thủ về tôn giáo • Phân biệt đối xử ngược • Chủ nghĩa địa phương • Tính bài ngoạiMỹ • Ả Rập • Trung Hoa • Anh • Pháp • châu Âu • Nhật Bản • Triều Tiên • Nga • Do Thái • người da trắngChủ nghĩa Đại Hán • Da trắng thượng đẳng • Da đen thượng đẳngThanh trừng • Diệt chủng • Gia trưởng • Pogrom • Chiến tranh sắc tộc • Nô lệKu Klux Klan • Chủ nghĩa phát xít mới • Đảng Nazi Hoa KỳQuyền của người tự kỷ • Chủ nghĩa bãi nô • Quyền trẻ em • Quyền công dân • Quyền lợi người khuyết tật • Bình đẳng nam nữ • Bình đẳng sắc tộc • Bình đẳng tôn giáo
Kỳ thị
ApartheidChống kỳ thị
Giải phóng • Quyền công dân • Bình đẳng giới • Phân bổBất bạo động là một triết lý hoặc chiến lược nhằm biến đổi xã hội mà không dùng đến bạo lực. Do đó, đấu tranh bất bạo động là chấp nhận một cách thụ động sự đàn áp của phía đối lập kể cả bằng vũ trang. Người tham gia đấu tranh bất bạo động có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để thay đổi xã hội bao gồm nhiều dạng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bất phục tùng, hành động bất bạo động trực tiếp và phát biểu trên thông tin đại chúng.Trong lịch sử hiện đại, đấu tranh bất bạo động đã trở thành một công cụ mạnh mẽ cho sự phản đối. Mahatma Gandhi đã lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ để chống lại sự đô hộ của AnhẤn Độ và cuối cùng giúp nước này giành độc lập vào năm 1947. Khoảng 10 năm sau, Martin Luther King áp dụng thành công phương pháp bất bạo động của Gandhi trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen. Vào thập niên 1960, César Chávez, tổ chức một chiến dịch bất bạo động để phản đối chế độ đối với nông dân ở California. Chávez giải thích rằng "Bất bạo động không phải là không hành động. Nó không phải là sự hèn nhát hoặc yếu đuối. Nó là một việc khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn để giành chiến thắng." Một phong trào bất bạo động gần đây là cuộc Cách mạng Nhung, một cuộc cách mạng bất bạo động đã lật đổ chính quyền cộng sảnTiệp Khắc vào năm 1989.[1] Nó được coi là một trong những phong trào quan trọng nhất vào năm 1989.Đây cũng là phương pháp đấu tranh của nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay.Cụm từ bất bạo động thường liên quan tới cụm từ chủ nghĩa hòa bình thậm chí đôi khi được dùng như nhau tuy nhiên hai khái niệm này về cơ bản là khác nhau. Chủ nghĩa hòa bình chỉ khía cạnh đạo đức hoặc tinh thần của một cá nhân ủng hộ không sử dụng bạo lực nhưng không chỉ sự mong muốn thay đổi xã hội. Trong khi đó, bất bạo động bao hàm mục đích thay đổi xã hội hoặc nền chính trị.