Betelgeuse
Betelgeuse

Betelgeuse

Tọa độ: 05h 55m 10.3053s, +07° 24′ 25.426″Betelgeuse, theo định danh Bayer Alpha Orionis (α Orionis, α Ori), là ngôi sao sáng thứ mười hai trên bầu trời đêm và là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Lạp Hộ, sau ngôi sao Rigel (Beta Orionis). Với màu đỏ nổi bật, nó là sao biến quang bán đều đặn (semiregular variable star) với cấp sao biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và cũng là biên độ biến đổi lớn nhất trong các sao có cấp sao biểu kiến 1. Ngôi sao này thuộc 1 đỉnh của Tam giác mùa đông và nằm gần tâm của Lục giác Mùa đông. Người Trung Hoa cổ đại gọi Betelgeuse là sao Sâm số 4.Thuộc về kiểu sao khổng lồ đỏ, Betelgeuse là một trong những sao lớn nhất và sáng nhất được các nhà thiên văn học biết đến. Nếu chúng ta đặt nó tại tâm của hệ Mặt Trời, bề mặt của nó sẽ mở rộng đến tận vành đai tiểu hành tinh và có thể đến tận quỹ đạo của Sao Mộc và xa hơn; ngôi sao này sẽ chứa toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim, Trái ĐấtSao Hỏa. Tuy nhiên, việc ước lượng khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao ở thế kỷ trước trong khoảng từ 180 đến 1.300 năm ánh sáng, dẫn đến kết quả tính toán về đường kính, độ sángkhối lượng là rất khó chính xác. Hiện tại, người ta cho rằng khoảng cách đến Betelgeuse vào khoảng 640 năm ánh sáng, và giá trị trung bình của cấp sao tuyệt đối là −6,05.Năm 1920, Alpha Ori là ngôi sao đầu tiên (sau Mặt Trời) được thực hiện đo đạc đường kính góc. Từ đó tới nay, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính thiên văn để đo ngôi sao khổng lồ này, mỗi phương pháp ứng với các tham số khác nhau, và thường cho các giá trị khác nhau. Những ước lượng hiện nay về đường kính của nó vào khoảng 0,043 tới 0,056 giây cung, cho thấy kích thước của Betelgeuse đang thay đổi một cách tuần hoàn. Do hiệu ứng đường viền tối lại (limb darkening), đặc tính của sao biến quang và đường kính góc đã làm thay đổi bước sóng thu được, ngôi sao vẫn còn là một bí ẩn khó hiểu. Vấn đề còn phức tạp hơn khi Betelgeuse có một lớp vỏ (envelope) bất đối xứng bao quanh do sự mất mát khối lượng liên quan đến khối khí khổng lồ bị đẩy ra ngoài không gian từ bề mặt sao. Thậm chí có chứng cứ cho những ngôi sao đồng hành quay bên trong lớp vỏ này, đóng góp vào tính dẹt của sao.Các nhà thiên văn học tin rằng Betelgeuse chỉ mới 10 triệu năm tuổi, nhưng nó đã tiến hóa rất nhanh do khối lượng khổng lồ của nó. Hiện tại ngôi sao đang ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao, Betelgeuse có thể sẽ nổ tung thành siêu tân tinh loại II trong vài triệu năm tới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Betelgeuse http://www.ipac.caltech.edu/outreach/Edu/Regions/i... http://adsabs.harvard.edu/abs/1978A&AS...34....1N http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...537..205R http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...545..454L http://adsabs.harvard.edu/abs/2008AJ....135.1430H http://adsabs.harvard.edu/abs/2009A&A...504..115K http://stars.astro.illinois.edu/sow/betelgeuse.htm... http://cdsads.u-strasbg.fr/abs/1978A&AS...34....1N http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=HD+... http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=bet...