Annabergit
Annabergit

Annabergit

Annabergit là một khoáng vật asenat chứa nikenasenat ngậm nước, Ni3(AsO4)2·8H2O, kết tinh trong hệ đơn tà và là đồng hình với vivianiterythrit. Các tinh thể nhỏ và mao dẫn và hiếm khi bắt gặp, khoáng vật thường xuất hiện như là các khối hay bao vỏ cứng, mềm dạng đất. Màu lục táo là đặc trưng của nó. Nó đã được biết đến từ lâu (kể từ 1758) dưới tên gọi hoa niken; còn tên gọi annabergit do H. J. Brooke và W H. Miller đề xuất năm 1852, từ AnnabergSaxony, một trong các khu vực có khoáng vật này. Nó xuất hiện cùng quặng niken, trong đó nó là sản phẩm bị biến đổi. Một biến thể, có ở Creetown tại Kirkcudbrightshire, trong đó một phần niken bị thay thế bằng canxi, từng dược gọi là dudgeonit, theo họ của P. Dudgeon, người đã tìm ra nó.Có quan hệ gần là cabrerit trong đó một phần niken bị thay thế bằng magiê. Nó được đặt tên theo Sierra Cabrera ở Tây Ban Nha, nơi nó được tìm thấy lần đầu.

Annabergit

Tính trong mờ Trong suốt tới trong mờ
Ô đơn vị a = 10,179(2), b = 13,309(3)
c = 4,725(1) [Å]; β = 105(1)°; Z = 2
Công thức hóa học Ni3(AsO4)2·8H2O
Màu Lục táo, lục nhạt, hồng nhạt, trắng, xám; có thể chia thành vùng
Lớp tinh thể Lăng trụ (2/m)
Nhóm không gian Đơn tà
Ký hiệu H-M: (2/m)
Nhóm không gian: C2/m
Độ cứng Mohs 1,5 – 2,5
Màu vết vạch Lục nhạt tới trắng
Phân loại Strunz 08.CE.40
Khúc xạ kép δ = 0,065
Thuộc tính quang Hai trục (-)
Hệ tinh thể Đơn tà
Tỷ trọng riêng 3,07
Độ bền Có thể cắt được
Dạng thường tinh thể Thường là gân nhỏ dạng sợi, vỏ kết tinh, hoặc đất; hiếm khi tạo thành các tinh thể
Phân loại Dana 40.03.06.04
Góc 2V Đo đạc: 84°
Tham chiếu [1][2][3]
Ánh Cận kim cương, trân châu trên cát khai, có thể xỉn hoặc như đất
Thể loại Khoáng vật asenat
Nhóm vivianit
Cát khai Hoàn hảo trên {010}, không rõ ràng trên {100} và {102}
Chiết suất nα = 1,622 nβ = 1,658 nγ = 1,687