Anhydrit
Anhydrit

Anhydrit

Anhydrit là một khoáng vật sunfat canxi khan, CaSO4. Nó kết tinh theo trực thoi, với ba mặt cát khai hoàn hảo song song với ba mặt phẳng hình học. Nó không đồng hình với barium (baryt) trực thoi và stronti sunfat, điều mà có thể được dự đoán từ công thức hóa học. Khối tinh thể riêng biệt rất hiếm, thường thì khoáng vật này chỉ tồn tại ở dạng các khối cắt. Độ cứng là 3,5 và trọng lượng riêng là 2,9. Màu sắc trắng, đôi khi hơi xám, hơi xanh hoặc tím. Ở mặt cát khai, ánh ngọc trai, các mặt khác có ánh thủy tinh. Khi tiếp xúc với nước, anhydrit chuyển thành dạng thạch cao, (CaSO4·2H2O), bởi quá trình hấp thụ nước. Anhydrit thường có mặt với Can xít, Halit, và Lưu huỳnh cũng như là galen, chalcopyrit, molybdenitpyrit trong các mỏ khoáng.

Anhydrit

Ô đơn vị a = 6.245(1) Å, b = 6.995(2) Å, c = 6.993(2) Å; Z = 4
Song tinh Đơn giản hoặc lặp lại ở mặt {011}, phổ biến; liên kết đôi ít gặp ở mặt {120}
Màu vết vạch Trắng
Các đặc điểm khác Một số mẫu vật phát huỳnh quang, một số khác phát huỳnh quang sau khi đun nóng
Thuộc tính quang Hai trục (+)
Dạng thường tinh thể Hiếm gặp tinh thể ở dạng tấm và lăng trụ. Thường tồn tại ở dạng mạch sợi song song, tan vỡ thành các mảnh cát khai. Cũng có thể tồn tại ở dạng các khối hạt, kết hạch, đá khối.
Tham chiếu [1][2][3][4]
Cát khai [010] hoàn hảo, [100] hoàn hảo, [001] tốt;
Tính trong mờ Mờ đến trong suốt
Màu Không màu đến xanh nhạt hoặc tím nếu trong suốt; đỏ, nâu mờ hoặc xám nếu chứa tạp chất
Công thức hóa học Canxi sunfat:CaSO4
Nhóm không gian Trực thoi 2/m 2/m 2/m
Độ cứng Mohs 3.5
Đa sắc Đa dạng dưới tia cực tím; X = không màu cho đến màu hồng hoặc vàng nhạt; Y = tím nhạt hoặc hồng; Z = tím.
Phân loại Strunz 07.AD.30
Khúc xạ kép δ = 0.042 - 0.044
Hệ tinh thể Trực thoi - Tháp đôi
Tỷ trọng riêng 2.97
Độ bền Giòn
Phân loại Dana 28.3.2.1
Góc 2V 56 - 84°
Ánh Ánh ngọc trai ở mặt {010}, ánh thủy tinh đến ánh mờ ở mặt {001}; ánh thủy tinh ở mặt {100}
Vết vỡ Dạng vỏ sò
Tính nóng chảy 2
Thể loại Khoáng vật sulfat
Chiết suất nα = 1.567 - 1.574 nβ = 1.574 - 1.579 nγ = 1.609 - 1.618