Akbar_Đại_đế
Akbar_Đại_đế

Akbar_Đại_đế

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-ViệtA Cách Bá[1], tiếng ViệtAcba) (15 tháng 10, 154217/27 tháng 10 năm 1605)[2][3], (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah ['Arsh-Ashyani]) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh.[4] Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur.[5]; con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn.[6]Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời[7]. Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sáp nhập các vùng đất ở miền bắc và trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà SurAfghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáoSamrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan[8][9] Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Rajput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Rajput làm vợ[8][10].Akbar đã thực hiện cải cách về thuế má và khuyến khích nghệ thuật. Ông cũng cho xây dự nhiều công trình kiến trúc và là người sáng chế ra các loại nhà tiền chế cũng như các kiểu nhà có khả năng lưu động hoặc di dời dễ dàng[11]. Akbar cũng là vị Hoàng đế xúc tiến việc dung hòa các tôn giáo ở Ấn Độ, thậm chí ông là người mở đầu cho việc các học giả thuộc các tôn giáo khác nhau tranh luận một cách công khai về tôn giáo của chính mình. Tiến xa hơn, Akbar tổng hợp các giáo lý của các tôn giáo và thành lập tôn giáo của riêng mình, mang tên là Din-i-Ilahi (tạm dịch là "Tôn giáo Thánh Thần") tuy nhiên sau khi ông qua đời tôn giáo này đã nhanh chóng tan rã[8][12].

Akbar_Đại_đế

Thân mẫu Nawab Hamid Banu Begum Sahiba
Kế nhiệm Nuruddin Salim Jahangir
Tên thật
Tên thật
Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I
Tước vịTước vị
Tước vị
His Majesty Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram
Imam-i-'Adil
Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin
Khalifat ul-Muta'ali Sahib-i-Zaman
Padshah Ghazi Zillu'llah ['Arsh-Ashyani], Hoàng đế Ấn Độ)
Tiền nhiệm Nasiruddin Humayun
Thê thiếp 36 bà vợ, trong số đó có Jodhaa Bai xứ Rajput
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Jahangir, cùng với 5 hoàng tử và 6 công chúa khác
Trị vì 1556 - 1605
Sinh (1542-10-15)15 tháng 10 năm 1542
Pháo đài Umarkot, Sindh
Mất 27 tháng 10 năm 1605(1605-10-27) (63 tuổi)
Fatehpur Sikri, Agra
Tôn giáo Dīn-i Ilāhī
An táng Bihishtabad Sikandra, Agra
Thân phụ Nasiruddin Humayun

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Akbar_Đại_đế http://www.boloji.com/history/022.htm http://www.bookrags.com/biography/jalal-ud-din-moh... http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-Akbar.html http://www.golbook.com/Showdata_Index.asp?s10=3&ma... http://scholar.google.com/scholar?q=Ishwari%20Pras... http://www.panoramio.com/user/116638/tags/Akbar http://www.the-south-asian.com/Dec2000/Akbar.htm http://www.worldofbiography.com/9001-Akbar/ http://www.columbia.edu/itc/mealac/pritchett/00lit... http://wsu.edu/~dee/MUGHAL/AKBAR.HTM