Ẩm_thực_Tây_Tạng
Ẩm_thực_Tây_Tạng

Ẩm_thực_Tây_Tạng

Ẩm thực Tây Tạng phản ánh các tập tục địa phương và đặc trưng khí hậu trong vùng. Rất ít loại cây trồng có thể mọc được ở độ cao quá lớn nơi đây, dù rằng một ít vùng đất có thể trồng được lúa, cam, chuối và chanh.[1] Loại cây trồng quan trọng nhất là đại mạch. Bột đại mạch được nướng lên, gọi là tsampa, trở thành lương thực chính của Tây Tạng.[2] Balep là loại bánh mì Tây Tạng dành cho bữa sáng và trưa. Thukpa thì được dùng cho bữa tối, bao gồm có nhiều loại mì với hình dạng khác nhau, rau củ và thịt nấu nước dùng. Theo truyền thống, các món ăn Tây Tạng được ăn bằng đũa, khác hẳn với các nền ẩm thực khác trong vùng núi Himalaya thường ăn bốc. Người Tạng thường dùng các chén ăn cơm loại nhỏ, người giàu thì dùng chén vàng chén bạc.[3]Các món thịt gồm có thịt bò Tây Tạng, thịt dê, thịt cừu, thường làm khô hoặc hầm cay với khoai tây. Hạt mù tạt được trồng ở Tây Tạng và là nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực nơi đây. Sữa chua bò Tây Tạng, bơ và phô mai Tây Tạng cũng được dùng thường xuyên và loại sữa chua chất lượng cao được xem là món ăn sang ở đây. Các món ăn Tây Tạng cũng được ưa thích ở Ladakh, Sikkim, Arunachal Pradesh và ở cộng đồng người Tạng lưu vong ở Ấn Độ, và nhiều vùng ở bắc Nepal như tỉnh Mustang.