Ẩm_thực_Indonesia
Ẩm_thực_Indonesia

Ẩm_thực_Indonesia

Ẩm thực Indonesia rất đa dạng vì Indonesia gồm 6000 hòn đảo có người sinh sống.[1] Nhiều vùng ẩm thực của Indonesia phát triển dựa trên tính độc đáo riêng về văn hóa của từng vùng văn hóa và trên các ảnh hưởng từ nước ngoài.[1] Ẩm thực Indonesia khác biết rất nhiều giữa các vùng miền và chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau.[1][2][3]Suốt chiều dài lịch sử, Indonesia luôn tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại do vị trí địa lý nằm trên các đường hàng hải lớn và do nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Các nguyên liệu và kỹ thuật nấu nướng bản địa tiếp thu các ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Đông, Trung Quốc và gần đây nhất là từ châu Âu. Các thương gia Tây Ban NhaBồ Đào Nha đã mang đến các sản phẩm từ Tân Thế giới (châu Mỹ) trước cả khi người Hà Lan đến và biến hầu hết quần đảo này thành thuộc địa. Đảo Maluku của Indonesia, được mệnh danh là "hòn đảo gia vị" cũng góp phần giới thiệu các loại gia vị bản xứ, gồm có đinh hươngnhục đậu khấu đến toàn đảo quốc Indonesia và với cả thế giới.Một số món ăn nổi tiếng của Indonesia như nasi goreng (cơm chiên),[4] gado-gado,[5][6] sate,[7] and soto[8] có mặt khắp nơi và được xem là quốc thực của Indonesia.Ẩm thực trên đảo Sumatra thường chịu ảnh hưởng bởi Trung ĐôngẤn Độ, với các loại rau và thịt nấu với cà ri như gulaicà ri Indoesia; còn ẩm thực ở Java thì mang nhiều đặc điểm bản địa hơn.[1] Ẩm thực miền Đông Indonesia thì rất giống ẩm thực trên các quần đảo PolynesiaMelanesia trên Thái Bình Dương. Các đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa cũng ảnh hưởng lên ẩm thực Indonesia, trong đó, mì (bakmi), thịt hay cá viên (bakso) và chả giò (lumpia) là hoàn toàn có nguồn gốc Trung Hoa.Vài món ăn bắt nguồn từ Indonesia ngày nay đã phổ biến khắp Đông Nam Á. Các món như sa tế (satay), bò (rendang), và sambal (một loại tương ớt) cũng được xem là đại diện cho ẩm thực MalaysiaSingapore. Các món làm từ đậu nành, ví dụ như đậu hũ (tahu) và tempeh (đậu nành lên men đóng thành miếng) cũng rất phổ biến. Tempeh được cho là món ăn do người Java sáng tạo nên, là một biến thể của các sản phẩm lên men từ đậu nành. Có một món lên men khác gọi là oncom, rất giống tempe nhưng không chỉ được làm từ đậu nành, mà là từ các loại nấm khác nhau cũng rất phổ biến ở Tây Java.Khi ăn, người Indonesia cầm muỗng ở tay phải và cầm nĩa ở tay trái để đặt thức ăn lên muỗng; dù nhiều vùng ở Indonesia như Tây Java và Tây Sumatra, người ta thường ăn bốc. Trong các nhà hàng và tại các bữa cơm gia đình, mọi người thường ăn bốc; ở các quầy bán đồ hải sản, tại các nhà hàng bán món ăn của người Sundan, người Minangkabau, các quầy bán cá tra chiên (pecel lele) Đông Java chấm tương ớt sambal và gà chiên ayam goreng, người bán hàng thường cung cấp nước chanh để rửa tay (kobokan). Ăn bằng đũa chỉ phổ biến ở các nhà hàng quán ăn Trung Quốc bán các món bakmie hoặc mie ayam (mì gà) với pangsit (hoành thánh), mie goreng (mì chiên), và kwetiau goreng (phở chiên).