Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Trung_Quốc

Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc (chữ Hán: 中国国家男子足球队, Trung Quốc quốc gia nam tử túc cầu đội) là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia chịu sự quản trị của hiệp hội bóng đá trực thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.Tuyển túc cầu Trung Quốc hiện đại đầu tiên được thành lập vào năm 1913 để đi tham dự Đại hội Thể thao Cực Đông năm đó diễn ra tại Philippines. Đến năm 1924, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc được thành lập dưới thời Trung Hoa Dân Quốc và gia nhập FIFA vào năm 1931.[3] Sau Nội chiến Trung Quốc, một tổ chức khác cũng mang tên Hiệp hội bóng đá Trung Quốc được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho thành lập và là thành viên của FIFA cho đến năm 1958. Đội tham dự vòng loại World Cup 1958, trước khi rút lui khỏi đấu trường quốc tế và chỉ gia nhập lại vào năm 1979. Ngay sau đó, tại vòng loại World Cup 1982, đội đã chút nữa lần đầu tiên được góp mặt tại một vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới khi chỉ chịu thất thủ trước New Zealand ở trận play-off cuối cùng. Phải đợi đúng 20 năm sau, tại World Cup 2002, Trung Quốc mới có vinh dự lần đầu tham gia giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh dưới sự dẫn dắt của "thầy phù thủy trắng" Bora Milutinović và tập hợp được một đội hình gồm lứa cầu thủ Trung Hoa đầu tiên được thi đấu tại các câu lạc bộ châu Âu (Phạm Chí NghịTôn Kế Hải tại Crystal Palace, Thiệu Giai Nhất tại 1860 München, Lý Thiết tại Everton, Mã Minh Vũ tại Perugia...).[4] Tại lần đầu tiên và tính đến nay vẫn là lần duy nhất tham dự một vòng chung kết World Cup, tuy đội để thua cả ba trận trước Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và không ghi được bàn thắng nào, nhưng đây vẫn được coi là một mốc lịch sử cho bóng đá Trung Quốc.Còn tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á, đội tuyển cũng đã 12 lần liên tiếp tham dự vòng chung kết từ năm 1976 cho đến nay. Trong đó, vào các năm 19842004, đội đều về nhì. Tại Asian Cup năm 2004 được tổ chức trên sân nhà, Trung Quốc đã đặt rất nhiều hy vọng sẽ giành ngôi vô địch, trong trận đấu cuối cùng, gặp kình địch Nhật Bản, họ đã thất bại khá cay đắng với tỉ số 1–3 trong đó có một bàn thắng được ghi bằng tay của tuyển thủ đất nước "Mặt trời mọc" Nakata Koji, điều này khiến nhiều cổ động viên Trung Quốc tức giận và có những hành động bài Nhật sau trận đấu.[5]Trung Quốc còn có 2 khu vực có đội tuyển bóng đá quốc gia riêng là Hồng KôngMa Cao dù 2 lãnh thổ này đã lần lượt trở về lại là chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 19971999.Với người dân, lòng tự hào dân tộc cũng thường được thể hiện qua việc ăn mừng các chiến thắng của đội. Đã có hơn 300 triệu người dân Trung Quốc theo dõi hành trình của đội tại World Cup 2002. Cũng như có 250 triệu người xem truyền hình đã theo dõi vòng chung kết Asian Cup 2004, kỷ lục cho một sự kiện thể thao trong ngành truyền hình Trung Quốc.[6] Trong báo chí Hoa ngữ, đội thường được nhắc đến dưới những cái tên Trung Quốc đội (中国队), Quốc túc (国足), hay Quốc gia đội (国家队).

Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Trung_Quốc

Ghi bàn nhiều nhất Hác Hải Đông (41)
HLV trưởng Lý Thiết
Liên đoàn châu lục AFC (châu Á)
Sồ lần tham dự 12 (Lần đầu vào năm 1976)
Đội trưởng Trịnh Trí
Liên đoàn khu vực EAFF (Đông Á)
Biệt danh Trung Quốc đội (中国队)
Quốc túc (国足)
Long đội (龙之队)
Thi đấu nhiều nhất Lý Vĩ Phong (112)
Sân nhà Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh
Kết quả tốt nhất Hạng nhì (19842004)
Thấp nhất 92 (10.1992)
Mã FIFA CHN
Cao nhất 18 (5.1930)
Hiện tại 90 4 (1 tháng 8 năm 2020)[2]
Hiệp hội Hiệp hội bóng đá Trung Quốc

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đội_tuyển_bóng_đá_quốc_gia_Trung_Quốc http://sports.sina.com.cn/z/CFT2012/ http://www.china.org.cn/english/shuzi-en/en-shuzi/... http://fa.org.cn/ http://2004.afcasiancup.com/en/news/index.asp?aid=... http://www.eaff.com/10fa/fa01/team.html#men http://www.fifa.com/associations/association=chn/i... http://soccernet.espn.go.com/news/story?id=306466&... http://stats.the-afc.com/match_report/16157 http://stats.the-afc.com/match_report/16159 http://stats.the-afc.com/match_report/16162