Đốt_sách_chôn_nho

Đốt sách chôn nho (chữ Hán: 焚書坑儒; bính âm: Fénshūkēngrú; Hán-Việt: Phần thư khanh nho) là một chủ trương tại Trung Quốc đời nhà Tần. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị Thủy Hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình. Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo.[1]Từ năm 213 TCN, tất cả những kinh điển từ thời Chư Tử Bách Gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch.Lý Tư đã đề nghị đốt sạch tất cả những thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lýthi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình, cũng như những quan lại thờ ơ với việc này. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy. Tất cả mọi người muốn học luật phải học từ các luật sư chính quyền. Những ai dựa vào chế độ xưa để phê phán chế độ hiện thời sẽ bị xử tội chém ngang lưng.Thêm vào đó, năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.