Tự_do_ngôn_luận
Tự_do_ngôn_luận

Tự_do_ngôn_luận

Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không sợ bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt. Thuật ngữ "tự do biểu đạt" đôi khi cũng được sử dụng đồng nghĩa nhưng có bao gồm cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào bằng mọi phương tiện truyền thông. Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này thông qua chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".[2]Do đó, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt có thể không được công nhận là quyền tuyệt đối và những hạn chế chung về tự do ngôn luận liên quan đến hành động phỉ báng, vu khống, sự tục tĩu, khiêu dâm, xúi giục, kích động, ngôn từ gây hấn, thông tin bí mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn dán thực phẩm, thỏa thuận bảo mật thông tin, quyền riêng tư, quyền được lãng quên, an ninh công cộng, và khai man. Các biện minh cho việc này bao gồm nguyên tắc gây hại, được đề xuất bởi John Stuart Mill trong tác phẩm Bàn về Tự do (On Liberty), trong đó có nêu ra rằng: "mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viên nào của một cộng đồng văn minh, ngược lại ý chí của anh ta, là nhằm ngăn chặn sự tổn hại cho người khác." [3]Ý tưởng về "nguyên tắc xúc phạm" cũng được sử dụng trong việc biện minh cho các hạn chế về ngôn luận, theo đó các hình thức biểu đạt được coi là ảnh hưởng xấu đến xã hội có thể bị hạn chế, tùy theo các yếu tố như mức độ, thời lượng, động cơ của người nói và mức độ dễ dàng trong việc tránh được nó. [3] Cùng với sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, việc áp dụng tự do ngôn luận càng gây tranh cãi khi ngày càng có nhiều các phương tiện giao tiếp cũng như các hạn chế mới, ví dụ như Dự án Chiếc Khiên Vàng (Golden Shield Project), một sáng kiến từ Bộ Công an Trung Quốc để lọc dữ liệu có nguy cơ gây bất lợi từ nước ngoài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_do_ngôn_luận http://www.cbc.ca/1.703285 http://www.chinaeclaw.com/english/showCategory.asp... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://freespeechdebate.com http://www.thestandard.com/news/2008/01/14/industr... http://akademie.dw.de/navigator http://scholarlycommons.law.northwestern.edu/cgi/v... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H...