Đa_ngôn_ngữ
Đa_ngôn_ngữ

Đa_ngôn_ngữ

Đa ngôn ngữ (tiếng Anh: Multilingualism) là việc sử dụng hai hay nhiều ngoại ngữ (đa ngôn ngữ) bởi một cá nhân hoặc một cộng đồng. Người ta tin rằng số lượng người sử dụng đa ngôn ngữ đông hơn cộng đồng đơn ngữ trên toàn bộ dân số thế giới.[1] Hơn một nửa số dân cư châu Âu được cho là thông thạo ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của họ.[2]Đa ngôn ngữ đang trở thành một hiện tượng xã hội được chi phối bởi nhu cầu của toàn cầu hóa và sự cởi mở về văn hóa.[3] Do sự dễ dàng tiếp cận với thông tin hỗ trợ bởi Internet, việc tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ của cá nhân ngày càng trở nên thường xuyên, do đó thúc đẩy nhu cầu có thêm ngôn ngữ. Những người biết nhiều thứ tiếng cũng được gọi là người nói đa ngữ (polyglot).[4]Người thạo nhiều thứ tiếng đã được tiếp nhận và duy trì ít nhất một ngôn ngữ từ thời ấu thơ, cái được gọi là ngôn ngữ thứ nhất (L1). Ngôn ngữ đầu tiên (đôi khi còn gọi là tiếng mẹ đẻ) được ghi dấu ấn không cần qua giáo dục chính thống, bởi cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ bất đồng nghiêm trọng. Trẻ em tiếp thu hai ngôn ngữ theo cách này được gọi là song ngữ đồng thời. Ngay cả trong trường hợp song ngữ đồng thời, một ngôn ngữ sẽ thường chiếm ưu thế hơn cái còn lại. Người biết nhiều hơn một ngoại ngữ được ghi nhận là sẽ chiếm ưu thế hơn người chỉ biết một thứ tiếng trong việc học ngôn ngữ mới.[5] Thêm vào đó, những người biết nói song ngữ có những lợi thế về kinh tế quan trọng hơn những người chỉ biết đơn ngữ, việc biết hai ngoại ngữ trở lên có thể giúp các các nhân thực hiện những công việc như giao dịch tương tác với các đối tác sử dụng ngôn ngữ thiểu số.Đa ngôn ngữ trong máy tính có thể được coi là một phần của một sự liên tục giữa quốc tế hóa và nội địa hóa. Nhờ có trạng thái bằng tiếng Anh trong máy tính mà công việc phát triển phần mềm gần như luôn ứng dụng chúng (ngoài ra còn có các ngôn ngữ lập trình không dùng tiếng Anh) nên hầu hết tất cả phần mềm thương mại ban đầu đều có sẵn phiên bản bằng tiếng Anh, cùng với các phiên bản đa ngôn ngữ có thể là lựa chọn thay thể dựa trên phiên bản gốc bằng tiếng Anh.Canada công nhận tiếng Anhtiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, Tây Ban Nha công nhận tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Catalan, tiếng Basquetiếng Galicia được công nhận là ngôn ngữ chính thức phụ. Cần phân biệt với những ngôn ngữ được sử dụng tại 1 quốc gia nhưng không có địa vị chính thức và chỉ được sử dụng ở vùng, tỉnh ví dụ tiếng Chăm của người Chăm ở Việt Nam.