Yamato (lớp thiết giáp hạm)
Yamato (lớp thiết giáp hạm)

Yamato (lớp thiết giáp hạm)

Lớp thiết giáp hạm Yamato (tiếng Nhật: 大和型戦艦; rōmaji: Yamato-gata senkan; phiên âm Hán-Việt: Đại Hòa hình chiến hạm) là những thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo và hoạt động trong Thế chiến thứ hai. Với trọng lượng rẽ nước khi đầy tải lên đến 72.000 tấn, những con tàu thuộc lớp này là những chiến hạm lớn nhất, nặng nhất và trang bị vũ khí mạnh nhất từng được chế tạo. Lớp này mang hải pháo lớn nhất từng được trang bị trên một tàu chiến: chín khẩu pháo 460 mm (18,1 inch), mỗi chiếc có thể bắn đạn pháo nặng 1.360 kg (2.998 lb) đi một khoảng cách 42 km (26 dặm). Hai thiết giáp hạm thuộc lớp này YamatoMusashi được hoàn tất, trong khi chiếc thứ ba Shinano được cải biến thành một tàu sân bay đang khi được chế tạo.Do mối đe dọa của tàu ngầm và tàu sân bay Mỹ, cả Yamato lẫn Musashi đều trải qua hầu hết thời gian hoạt động của nó tại các căn cứ hải quân ở Brunei, TrukKure, nhiều lần được huy động để đối phó các cuộc không kích của Mỹ xuống các căn cứ Nhật Bản, trước khi tham gia Hải chiến vịnh Leyte, trong thành phần Lực lượng Trung tâm của Đô đốc Kurita. Musashi bị đánh chìm trên đường đi đến chiến trường bởi máy bay từ các tàu sân bay Mỹ. Shinano bị đánh chìm mười ngày sau khi được đưa vào hoạt động vào tháng 11 năm 1944 bởi tàu ngầm Mỹ Archer-Fish, trong khi Yamato bị đánh chìm vào tháng 4 năm 1945 trong Cuộc hành quân Ten-Go.Vào lúc Đồng Minh sắp chiếm đóng Nhật Bản, các sĩ quan đặc vụ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã tiêu hủy hầu như toàn bộ các ghi chép, bản vẽ và hình ảnh trực tiếp hoặc có liên quan đến lớp thiết giáp hạm Yamato, chỉ để lại một phần những ghi chép về đặc tính thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác. Việc tiêu hủy các tài liệu này hiệu quả tới mức cho đến năm 1948, những hình ảnh duy nhất có được của Yamato và Musashi chỉ là những tấm được chụp bởi máy bay của Hải quân Hoa Kỳ tham gia tấn công hai chiếc thiết giáp hạm trên. Cho dù có những hình ảnh và thông tin trong các tài liệu không bị tiêu hủy dần dần được đưa ra ánh sáng trong những năm gần đây, việc mất mát hầu hết các tài liệu ghi chép đã khiến cho việc nghiên cứu một cách sâu rộng lớp Yamato trở nên khó khăn.[6][7] Do không có các tài liệu ghi chép, thông tin về lớp tàu này chủ yếu thu lượm qua việc phỏng vấn các quan chức và sĩ quan hải quân sau khi Nhật Bản đầu hàng.[8]