Văn_hóa_Yamna
Văn_hóa_Yamna

Văn_hóa_Yamna

Văn hóa Yamna (từ tiếng Nga/tiếng Ukraina яма, "hố"; còn được biết đến như là mả hố hay văn hóa mả đất son) là một nền văn hóa hậu đồng đá/tiền đồ đồng của khu vực Bug/Dniester/Ural (vùng thảo nguyên Pontic), có niên đại từ thế kỷ 36 tới thế kỷ 23 TCN. Nền văn hóa này chủ yếu có tính chất du mục, với một số hoạt động nông nghiệp diễn ra gần các con sông và một ít công sự trên đồi.Người thuộc nền văn hóa Yamna có khả năng là kết quả của sự hỗn huyết giữa con cháu của những thợ săn bắn hái lượm Đông Âu và những người liên quan đến thợ săn bắn hái lượm vùng Cápca.[1] Những người mang thành phần gốc gác này là những người chăn thả gia súc thảo nguyên. Văn hóa vật thể của họ rất giống với văn hóa Afanasevo, và cư dân của cả hai nền văn hóa này không thể phân biệt được về mặt di truyền.[1] Họ sống chủ yếu như dân du mục, với hệ thống thủ lĩnh và những xe kéo cho phép họ quản lý đàn gia súc lớn.Họ có liên hệ gần gũi với những nền văn hóa cuối thời đồ đá mới, mà về sau tỏa đi khắp Châu ÂuTrung Á, đặc biệt những người nền văn hóa gốm dâyvăn hóa Bell Beaker, cũng như những người thuộc nền văn hóa Sintashta, Andronovo, và Srubna. Di cư trở lại từ văn hóa Gốm dây cũng đóng góp cho nền văn hóa Sintashta và Andronovo.[2] Trong những nhóm này, một vài khía cạnh của nền văn hóa Yamna có hiện diện.[lower-alpha 1] Nghiên cứu di truyền cũng cho thấy rằng những cư dân này mang một phần tổ tiên bắt nguòn từ thảo nguyên.[1][3][4][5]Nền văn hóa Yamna được xác nhận với người Ấn-Âu nguyên thủy, và là ứng viên mạnh nhất cho urheimat (gốc xuất xứ) của ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy.