Vân_Ngoại_Vân_Tụ

Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ NăngNgưu Đầu ThiềnNhánh Thanh Nguyên Hành TưNhánh Nam Nhạc Hoài NhượngLâm Tế tôngHoàng Long pháiDương Kì pháiTào Động tôngQuy Ngưỡng tôngVân Môn tôngPháp Nhãn tôngKhông tông pháiThiền sư niCư sĩVân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫, Ungai Unshū, 1242-1324), Thiền sư Tông Tào Động, phái Hoằng Trí. Sư còn có tên gọi khác như Trí Môn Vân Tụ, Thiên Đồng Vân Tụ,Sư họ Lý, hiệu là Phương Nham, quê ở Xương Quốc, Triết Giang. Lớn lên, sư xuất gia rồi đi tham vấn khắp nơi, và cuối cùng sư đến tu tập dưới Thiền hội của Thiền sư Trực Ông Đức Cử mà được đại ngộ rồi kế thừa pháp mạch của vị này.Trên bước đường hoằng pháp lợi sinh, đầu tiên sư đến trụ trì hoằng pháp ở Thạch Môn, Từ Khê. Sau đó sư dời đến hoằng pháp ở Trí Môn ở Tượng Sơn, và Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Huyện Ngân. Sư từng đến đạo tràng Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự nổi tiếng để giáo hóa và tận tâm đề xướng tông phong của mình. Cuối cùng, sư đến trụ tại Tứ Minh cho đến khi thị tịch.Sư tuy người nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, hoạt bát; thuyết pháp lại hay nên từng có nhiều vị tăng từ Nhật Bản, Triều Tiên hâm vì hâm mộ danh tiếng sư nên không ngại đường xa đến nghe pháp. Sư có soạn cuốn Bảo Kính Tam Muội Huyền Nghĩa (寳鏡三昧玄義) để nêu lên ý chỉ sâu xa huyền diệu của bài Bảo Kính Tam Muội Ca của Tông Tào Động.Đệ tử sư có nhiều nhân vật nổi bật như Vô Ấn Đại Chứng (無印大証), Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵),... Đông Lăng là người đã từng sang Nhật Bản để truyền pháp và từng đến giáo hóa tại hai chùa Nam Thiền và Thiên Long ở Nhật.Vào ngày 22 tháng 8 năm đầu niên hiệu Thái Định (泰定), sư an nhiên thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời và 65 hạ lạp. Môn đệ Sĩ Thảm(士慘) biên soạn pháp ngữ hành trạng của sư thành quyển Trí Môn Vân Ngoại Hòa Thượng Ngữ Lục (智門雲外和尚語錄) và Vân Ngoại Vân Tụ Thiền Sư Ngữ Lục (雲外雲岫禪師語錄). Hai bộ này được san hành tại Nhật vào năm thứ 3 (1746) niên hiệu Diên Hưởng (延享). Vị tăng hiệu Văn Tú (文秀) soạn bản Thiên Đồng Vân Ngoại Thiền Sư Truyện (天童雲外禪師傳).