Vân_Môn_tông

Vân Môn tông (雲門宗, Unmon-shū) là tông phái nằm trong năm dòng thiền tông của Trung Quốc (Ngũ Gia Thất Tông;五家七宗) do thiền sư Vân Môn Văn Yển (雲門文偃) pháp tử thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) sáng lập từ năm 930. Môn phái này mở rộng vào đời Hậu Đường, học trò của Văn Yển rất đông trên dưới hơn 1000 vị và 61 vị nối pháp.Thiền sư Vân Môn Văn Yến ban sơ tham vấn Thiền sư Mục Châu Đạo Túng(睦州道蹤) phát minh tâm địa, sau yết kiến Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn, thấu được áo chỉ bèn nối pháp Tuyết Phong. Gia phong của Thiền sư Mục Châu mãnh liệt bén nhọn còn gia phong của Thiền sư Tuyết Phong thì ôn hòa, huyền ảo, thiền sư Vân Môn Văn Yến kế thừa sở trường của hai nhà, phát huy Tông chỉ vi diệu đặc biệt, trụ núi Vân Môn -Thiều Châu.Tông phong của phái này là cơ phong sắc bén, thẳng tắp; ngữ cú thì giản đơn và phương tiện tiếp hóa dứt khoát khác với các tông kia, thường dùng ba chữ Cố (nhìn), Giám (xem), Ỷ (chê) để khám xét người học; ngoài ra còn có Vân Môn Bát Yếu: một Huyền, hai Tùng, ba Chân Yếu, bốn Đoạt, năm Hoặc, sáu Quá, bảy Tán, tám Xuất. Pháp Nhãn Thiền Sư Thập Qui Luận xưng Thiền sư Vân Môn là “Hàm cái triệt lưu”, ý nói gia phong nhà họ giống như nước sông đang chảy gấp mà đột nhiên dừng lại.Thiền sư Vân Môn Văn Yến có tự làm bài kệ nêu lên ý chỉ của Tông mình rằng:Vân Môn chót vót trên đám mây,Cá chẳng dám trụ, nước chẳng bay,Vào cửa đã biết ôm kiến giải,Đâu phiền kể lại sình bánh xe.Rất nhiều bậc kiệt xuất ra đời trong Vân Môn Tông; dưới thời nhà Tống thì tông này cùng phát triển mạnh song song với Lâm Tế Tông, đặc biệt mở rộng trong xã hội thượng tầng; nhưng đến thời Nam Tống thì từ từ suy yếu, đến thời nhà Nguyên thì hoàn toàn tuyệt dứt dòng pháp hệ, rồi lụi tàn với khoảng 200 năm tồn tại.