Tế_bào_mầm_phôi
Tế_bào_mầm_phôi

Tế_bào_mầm_phôi

Tế bào mầm phôi là tế bào sinh học chưa chuyên hoá, có khả năng phát triển thành bất kì loại tế bào nào khác trong cơ thể sinh vật đa bào. Trong phôi học (Embryology), khái niệm này bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh gọi là "Embryonic Germ Cell" (viết tắt: EGC) dùng để chỉ bất kì tế bào nào trong phôi có thể phát sinh giao tử, hoặc tế bào gốc đa năng bắt nguồn từ tế bào mầm sơ khai (PGC) hay tế bào sinh dục sơ khai.[1][2]Hình đầu trang là sơ đồ mô tả các giai đoạn phát triển đầu tiên của phôi từ một hợp tử đến giai đoạn blastula, thì các tế bào mầm phôi (EGC) thường xuất hiện từ giai đoạn tiền phôi và giai đoạn morula.Trong quá trình phát sinh, hình thành 1 cơ thể, ngay từ giai đoạn sớm của phôi đã xuất hiện một dòng tế bào gốc đặc biệt, chúng làm nhiệm vụ hình thành giao tử (tinh trùng hay trứng), người ta gọi đó là tế bào gốc sinh dục hay tế bào mầm germinal stem cell_GSC.Đặc điểm của tế bào gốc nói chung là khả năng tự làm mới và biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt. Tế bào mầm cũng vậy, chúng là những tế bào gốc đa năng có thể phân chia liên tục, vừa tự làm mới, vừa biệt hóa để tạo thành giao tử (tinh trùng, trứng), từ đó tạo ra cơ thể mới.Trứng thụ tinh (tế bào toàn năng)->Tế bào gốc vạn năng (pluripotent)-> Biệt hoá thành các tế bào khác của cơ thể.Theo cách hiểu cũ, những tế bào mầm sinh dục được xem là có vai trò trong sự tạo thành giao tử.Trong vòng 10 năm trở lại đây, vai trò trung tâm của GSC trong sự tạo giao tử ngày càng được coi trọng hơn, ảnh hưởng của quá trình này như là một mô hình nghiên cứu về tế bào mầm. Với cách nhìn nhận này, đã có nhiều hoạt động nghiên cứu kết hợp giữa di truyền, sinh học tế bào, sinh học phân tử để tìm hiểu GSC. Kết quả là cho đến nay đã có những cái nhìn thấu đáo hơn về cơ chế của sự phân chia, và tự đổi mới của GSC.