Trận_Hy_Lạp
Trận_Hy_Lạp

Trận_Hy_Lạp

Phần đất liền Hy Lạp bị chiếm đóng BulgariaBulgaria:[6] ít nhất 400 chết hoặc mất tích hoặc bị bắt2Tính cả người Síp và người Palestin. Lực lượng quân đội người Anh, Úc và New Zealand vào khoảng 58.000.[5]Trận Hy Lạp (hay còn gọi là Chiến dịch Marita, tiếng Đức: Unternehmen Marita)[10] là tên thường gọi cuộc tiến công chinh phục Hy Lạp của nước Đức Quốc xã vào tháng 4 năm 1941. Phía Hy Lạp được hỗ trợ bởi những lực lượng thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, còn Đức có các đồng minh trong phe TrụcÝBulgaria đóng vai trò thứ yếu. Trận Hy Lạp thường được phân biệt với cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ý diễn ra tại tây bắc Hy Lạp và nam Albania từ năm 1940, cũng như với trận Crete sau đó vào cuối tháng 5. Các hoạt động quân sự này cùng với Cuộc xâm lược Nam Tư được gộp chung thành Chiến dịch Balkan trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Chiến dịch Balkan mở màn với cuộc xâm lược Hy Lạp do nước Ý bắt đầu tiến hành từ ngày 28 tháng 10 năm 1940. Trong vòng vài tuần lễ, người Ý đã bị đẩy lui ra khỏi lãnh thổ Hy Lạp và quân đội Hy Lạp chiếm được phần lớn miền nam Albania. Tháng 3 năm 1941, một cuộc phản công lớn của Ý bị thất bại, và Đức Quốc xã buộc phải đến trợ giúp cho đồng minh của mình. Chiến dịch Marita bắt đầu ngày 6 tháng 4 năm 1941, quân đội Đức tiến công qua lãnh thổ Bulgaria nhằm đánh kẹp vào sườn phía nam của Hy Lạp. Các lực lượng hỗn hợp của Hy Lạp và Khối Thịnh vượng chung Anh đã chống trả rất ngoan cường, nhưng do bị áp đảo quá nhiều về quân số và hỏa lực nên cuối cùng tan vỡ. Athens thất thủ ngày 27 tháng 4, nhưng người Anh đã xoay xở sơ tán được khoảng 50.000 quân.a[›] Chiến dịch tại Hy Lạp kết thúc bằng chiến thắng tuyệt đối và chóng vánh của Đức khi thành phố Kalamata trên bán đảo Peloponnesus thất thủ, tổng cộng chỉ trong vòng 24 ngày. Cuộc chinh phục Hy Lạp được hoàn thành với việc chiếm đóng đảo Crete một tháng sau đó. Hy Lạp sau đó bị các nước phe Trục chiếm đóng cho đến tháng 10 năm 1944.Một số sử gia coi chiến dịch của Đức tại Hy Lạp đóng vai trò then chốt trong việc định đoạt tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai, khẳng định rằng nó đã gây ra sự trì hoãn chết người cho cuộc tấn công Liên Xô của phe Trục. Số khác lại cho rằng chiến dịch này không ảnh hưởng đến việc triển khai chiến dịch Barbarossa mà là điều kiện mùa mưa tại Ukraina đã làm hoãn các hoạt động của phe Trục. Có những sử gia tin rằng việc người Anh can thiệp tại Hy Lạp là một động thái vô vọng, một "quyết định chính trị cảm tính" hay thậm chí là một sự "ngớ ngẩn rõ rệt về chiến lược". Cũng có giả thuyết cho rằng chiến lược của Anh là tạo ra một rào cản tại Hy Lạp nhằm bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia trung lập duy nhất nằm giữa khối Trục tại Balkan và khu vực nhiều dầu mỏ Trung Đông.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Hy_Lạp http://www.awm.gov.au/cms_images/histories/18/chap... http://www.awm.gov.au/cms_images/histories/18/chap... http://www.awm.gov.au/cms_images/histories/18/chap... http://www.awm.gov.au/encyclopedia/greek_campaign.... http://www.awm.gov.au/histories/chapter.asp?volume... http://www.oph.gov.au/menzies/thegreekcampaign.htm http://www.ww2australia.gov.au/greatrisk/greatrisk... http://www.ww2australia.gov.au/greatrisk/greatrisk... http://members.iinet.net.au/~gduncan/maritime-2.ht... http://www.ahistoryofgreece.com/press/lestweforget...