Tri_phủ

Tri Phủ (Hán Việt: 知府 - tiếng Anh: Prefect), hay Tri Châu (Hán Việt: 知州), là một chức quan văn trong hệ thống quan chế triều đình Việt Nam. Tri phủ là người đứng đầu một phủ hoặc châu, có quyền cao nhất cả về dân sự lẫn quân sự trong địa hạt. Thời Nguyễn, Tri Phủ là chức quan văn thuộc Bộ Lại, trật Tòng Ngũ Phẩm.[1]Chức tri phủ thay đổi theo từng thời kỳ trong lịch sử Việt Nam. Thời Lê sơ, đất nước được chia thành 5 đạo. Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện và dưới châu, huyện là xã. Đứng đầu chính quyền các đạo là chức hành khiển (phụ trách cả dân sự lẫn quân sự). Đứng đầu các trấn là các an phủ sứ, các lộ là tuyên phủ sứ, các châu, huyện là tri châu hay tri huyện, các xã là xã quan.[2] Tháng 6 năm Bính Tuất (1466), các lộ, trấn đều được bãi bỏ và đặt lại thành phủ. An phủ sứ đổi làm Tri phủ, trật Tòng Lục Phẩm. Trấn phủ sứ đổi làm Đồng Tri phủ. Thời Nguyễn năm Minh Mạng thứ 4 (1823), chuẩn Tri Phủ trật Tòng Ngũ Phẩm. Còn các nơi đặt Đồng Tri Phủ chuẩn trật Chánh Lục Phẩm.[3]Trong lịch sử triều Nguyễn, vị Tri Phủ nổi tiếng đức độ là Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc mở rộng đất đai miền Nam. Tại miền Tây Nghệ An huyện Con CuôngĐôn Phục, còn có dòng họ Lang Vi ba đời làm "Thổ Tri Phủ", được ban tặng sắc chế và còn lưu giữ lại các di sản người Thái xưa.[4]