Tiger_II
Tiger_II

Tiger_II

Tiger II (phiên âm từ tiếng Đức: Thi-gờ) là tên thường gọi của một loại xe tăng hạng nặng Đức trong Thế chiến II. Tên định danh chính thức của Đức là Panzerkampfwagen Tiger Ausf. B [notes 1], thường được gọi tắt là Tiger B,[6] với tên định danh lưu trữ Sd.Kfz. 182.[6] Nó cũng thường được biết đến với cái tên không chính thức Königstiger[6] (tên tiếng Đức cho "hổ Bengal"), thường được người Mỹ dịch là King Tiger, và Anh QuốcRoyal Tiger.[7]Thiết kế theo cùng ý tưởng như Tiger I, nhưng được dự định để có tính năng cao hơn. Tiger II kết hợp giáp dày của Tiger I cùng với giáp nghiêng của Panther. Chiếc xe tăng nặng gần 71 tấn, là loại xe tăng nặng nhất trong thế chiến 2. Nó được bảo vệ bởi giáp phía trước dày 100 đến 180 mm (3,9 đến 7,1 in),[8] và được trang bị pháo 8.8 cm Kampfwagenkanone 43 L/71.[notes 2] Nói cách khác, Tiger II chính là xe tăng Panther phóng to ra để có giáp dày hơn và pháo mạnh hơn.Tuy nhiên, để có được vỏ giáp và hỏa lực tốt, Tiger II chịu chung nhược điểm với Tiger I: giá thành của xe rất đắt, không thể sản xuất số lượng lớn. Ngoài ra, xe quá nặng (71 tấn) dẫn tới nhược điểm nghiêm trọng nhất của Tiger II: hệ thống động cơ và điều khiển cơ khí của xe vẫn giống như Panther (trong khi xe nặng hơn gấp rưỡi) dẫn tới quá tải, độ tin cậy thấp và thường xuyên bị hư hỏng. Khi Tiger II bị hỏng thì cũng rất khó sửa chữa trong điều kiện chiến trường do các loại xe kéo rất khó có thể kéo một loại xe nặng như vậy (Tiger I cũng gặp nhược điểm này, nhưng không nghiêm trọng đến mức như Tiger II). Xe cũng không thể đi qua những cây cầu ở châu Âu thời đó, nên cứ gặp sông ngòi là việc hành quân bị đình trệ. Những nhược điểm trong thực tế này khiến hiệu quả chiến đấu của Tiger II là không cao (dù tính năng trên bản vẽ là rất tốt), thường xuyên có những đơn vị thiết giáp Đức trang bị Tiger II bị mất quá nửa lực lượng do xe tự hư hỏng chứ không phải bị tiêu diệt bởi kẻ địch. Do hiệu quả chiến đấu so với chi phí bỏ ra quá thấp, có nhiều nhà sử học coi Tiger II thực chất chỉ là một sự lãng phí khổng lồ các nguồn tài nguyên của Đức (với cùng một mức giá, Đức có thể sản xuất 3 chiếc Panther với hiệu quả chiến đấu cao hơn nhiều, trong khi người Nga có thể sản xuất 10 chiếc T-34/85[9] hoặc 6 chiếc IS-2)Thân tăng Tiger II là cơ sở cho loại phương tiện chống tăng không tháp pháo Jagdtiger.[10]

Tiger_II

Tầm hoạt động Trên đường: 170km[5]
Việt dã: 120km[5]
Tốc độ Tối đa, trên đường: 41.5km/h[5]
Duy trì, trên đường: 38km/h[5]
Việt dã: 15 - 20km/h[5]
Chiều cao 3.09m
Số lượng chế tạo 492 [1]
Kíp chiến đấu 5 (chỉ huy, pháo thủ, người nạp đạn, người điều khiển radio, lái xe)
Hệ thống treo lò xo xoắn
Khoảng sáng gầm 500mm[4]
Sức chứa nhiên liệu 860l[4]
Công suất/trọng lượng 10 PS/tấn (8.97 hp/tấn)
Năm thiết kế 1943
Chiều rộng 3.755m[2]
Vũ khíphụ 7.92 mm Maschinengewehr 34
5,850 viên[4]
Chiều dài 6.4m
10.286m với súng chĩa phía trước[2]
Giai đoạn sản xuất 1943–1945
Loại Xe tăng hạng nặng
Phục vụ 1944–1945
Người thiết kế Henschel & Son / Krupp (tháp pháo)
Khối lượng 68.5t (tháp pháo thời kỳ đầu)
69.8t (tháp pháo sản xuất)[2]
Nơi chế tạo  Đức Quốc xã
Vũ khíchính 8.8 cm KwK 43 L/71
tháp "Porsche": 80 viên[3]
Tháp pháo "Henschel"(sản xuất): 86 viên[3]
Động cơ V-12 Maybach HL 230 P30 xăng
700 PS (690 hp, 515 kW)[2]
Nhà sản xuất Henschel & Son / Krupp (tháp pháo)
Hệ truyền động Maybach OLVAR EG 40 12 16 B (8 trước và 4 đảo chiều)[2]
Cuộc chiến tranh Thế chiến II
Phương tiện bọc thép 25–180mm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiger_II http://www.koenigstiger.ch http://afvdb.50megs.com/germany/pz6.html#AusfB http://battlefieldsww2.50megs.com/la_gleize_king_t... http://www.achtungpanzer.com/articles/tigertam.htm http://www.achtungpanzer.com/gallery/ktgal2.htm http://www.achtungpanzer.com/pz13.htm#grille http://www.achtungpanzer.com/pz5.htm http://www.achtungpanzer.com/tiger-tamers-battle-f... http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/is-2-vs-g... http://tankarchives.blogspot.com/2013/05/100-mm-gu...