Panther
Panther

Panther

Xe tăng Panther (Con Báo) là tên một loại chiến xa hạng trung phục vụ cho lực lượng Đức Quốc xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945. Nó được thiết kế ra nhằm thay thế cho Panzer IIIIV làm đối trọng với xe tăng T-34 của Liên Xô. Panther đã hoạt động cho đến tận cuối cuộc chiến cùng với Tiger I. Panther là loại tăng có sự phối hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, lớp giáp bọc, động cơ cũng như độ linh hoạt mà ít loại tăng nào trong Đại chiến thế giới II có thể sánh bằng. Nó có ảnh hưởng không nhỏ sau chiến tranh mặc dù không được áp dụng vào từng chi tiết. Nhiều nhà sử học quân sự cho rằng Panther là loại xe tăng hiện đại nhất trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.[3][4]Vào năm 1944, nó được đặt tên lại là Panzerkampfwagen V Panther và theo tên kĩ thuật là Sd.Kfz. 171. Ngày 27 tháng 2 năm 1944, Quốc trưởng Adolf Hitler đã quyết định bỏ số V ra khỏi tên chính thức của Panther vì muốn tỏ ra đây là một loại tăng mới hoàn toàn.Trên thực tế, Panther chính là phiên bản tăng được phối hợp từ nhiều các loại tăng khác nhau. Nó có động cơ giống Tiger I, tuy nhiên pháo chính của Panther dài hơn, có độ xuyên giáp và giáp trước nhỉnh hơn chút ít so với Tiger. Panther có trọng lượng nhẹ hơn nếu tính theo tổng thể và di chuyển nhanh hơn, nó còn có khả năng di chuyển trong các địa hình khác nhau. Điểm yếu nhất của Panther chính là lớp giáp sườn khá mỏng của nó, đặc biệt là trong các trận đấu tăng trong nội thành và tầm ngắn. Pháo nòng dài 75 mm của Panther bắn ra loại đạn nhỏ hơn loại đạn mà pháo 88 mm của Tiger bắn, khiến cho sức nổ của đạn yếu hơn, tạo điều kiện cho bộ binh địch tiếp cận xe tăng dễ hơn nhưng dù sao pháo 75 mm của Panther vẫn thực hiện nhiệm vụ khá tốt.Panther có chi phí sản xuất rẻ hơn Tiger III nhưng đắt hơn Panzer IV, nó được thiết kế ra nhằm thay thế Panzer IV và cân bằng lại mặt trận với các đối thủ tăng Liên Xô. Ngay sau khi được thiết kế, Panther đã cho kết quả rất tốt trên chiến trường và không lâu sau đó được nhân rộng sản xuất nhiều hơn cả Tiger dù không nhiều bằng Panzer IV. Panther chủ yếu hơn các xe tăng hạng nặng khác của Đức ở chỗ bộ truyền lực, bộ truyền động bằng xích tạo điều kiện cho Panther có tỉ lệ sản xuất cao và ít tốn thời gian. Ngược lại, hệ thống động cơ với công suất cao và hệ thống treo phức tạp lại làm thời gian sản xuất chậm lại nhưng chúng vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình khá tốt; lớp giáp bọc khá dày và vũ khí cũng rất mạnh. Chính vì vậy Panther có hiệu quả hơn rất nhiều so với Tiger và Panzer-IV. Nhược điểm kĩ thuật duy nhất của nó là bộ phận truyền động bằng xích, mặc dù vấn đề này được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa bao giờ được sửa chữa.Xe tăng Panther bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1943, khi Đức Quốc xã cố gắng lấy lại thế cân bằng trên toàn mặt trận. Trong trận vòng cung Kursk, trước khi các vấn đề về bánh răng được sửa chữa, Panther được huy động không nhiều. Sau đó, trên các mặt trận phía Tây và phía Đông từ năm 1943 cho đến cuối cuộc chiến, Panther là một trong những loại tăng chính góp phần bảo vệ lãnh thổ của Đức Quốc xã, nhưng những thành công của nó thường bị hạn chế do sự thiếu hụt về không quân, nhiên liệu và những kíp chiến đấu không được rèn luyện kỹ. Tuy nhiên nó vẫn là một trong những loại xe tăng thành công nhất của người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai với các ưu điểm về kĩ thuật và vũ khí. Phe Đồng Minh và Liên Xô đã phản ứng rất tích cực trước việc người Đức tung ra mẫu tăng này bằng cách thiết kế và đưa vào chiến tranh các loại xe tăng hạng nặng như IS-2M26 Pershing.

Panther

Tầm hoạt động 250 km
Vũ khíphụ 2 × 7,92 mm Maschinengewehr 34
5.100 viên
Chiều cao 2,99 m
Tốc độ 55 km/giờ (mẫu đời đầu), 46 km/giờ (mẫu đời sau)
Số lượng chế tạo Khoảng 6.000 chiếc[1]
Chiều dài 6,87 m
8,66 m - kể cả pháo chính[2]
Giai đoạn sản xuất 1942–1945
Kíp chiến đấu 5
Loại Xe tăng hạng trung
Phục vụ 1943–1945 (bởi lực lượng Đức Quốc xã)
Sử dụng bởi  Đức Quốc xã (nước sử dụng chính)
 Pháp (chỉ sử dụng một vài chiếc chiếm được)
 Liên Xô (chỉ sử dụng một vài chiếc chiếm được)
 România (sử dụng 13 chiếc sau chiến tranh)
 Bulgaria (chỉ sử dụng một vài chiếc chiếm được)
 Hungary (chỉ sử dụng một vài chiếc bắt được)
Hệ thống treo Thanh xoắn đôi, hệ thống bánh gối xếp chồng
Công suất/trọng lượng 15,39 PS/tấn (13,77 hp/tấn)
Người thiết kế MAN AG
Khối lượng 44,8 tấn[2]
Nơi chế tạo  Đức Quốc xã
Vũ khíchính 1 × 7,5 cm KwK 42 L/70
79 viên[2]
Động cơ Maybach HL230 P30 (động cơ 12 xi-lanh; sử dụng xăng để chạy)[2]
700 PS (690 hp, 515 kW)
Hệ truyền động ZF AK 7-200; 7 số tiến và một số lùi[2]
Năm thiết kế 1942
Cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ hai
Phương tiện bọc thép Panther Ausf.D: 15-130 mm (tùy vị trí)
Panther Ausf.G: 15-140mm (tùy vị trí)
Chiều rộng 3,27 m [2]
3,42 m - tính luôn cả giáp váy

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...