Thợ_hồ
Thợ_hồ

Thợ_hồ

Thợ hồ (hay thợ nề) là khái niệm dùng để chỉ về những người lao động phổ thông hay lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng, họ thường đảm nhiệm công việc tiếp xúc với vật liệu xây dựng. Tùy theo tính chất công việc, họ còn được phân loại thành phụ hồ (phụ trách việc nhỏ nhặt như xách nước, trộn hồ, trộn vữa, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn, quét vôi...) hoặc thợ xây (phụ trách việc xây dựng thành các kết cấu)... Tuy nhiên, trong một công trường xây dựng chuyên nghiệp, thợ hồ thường chưa đạt đến trình độ có thể đọc hiểu, phân tích và lý luận bản vẽ kỹ thuật như kỹ sư xây dựng hay có thể đóng trần, lắp đặt các thiết bị điện, nước như kỹ sư cơ điện.Nhìn chung trong lĩnh vực xây dựng dân dụng không chuyên ở Việt Nam, thợ hồ thông thường ít được đào tạo qua trường lớp, phần đông họ đều tự học hỏi từ người đi trước, lẫn nhau hoặc kinh nghiệm tự tích lũy qua công việc. Những người thợ đi lên bằng con đường tự học thường bắt đầu bằng công việc lao động đơn giản là phụ hồ, rồi thợ phụ, cho đến khi họ trở thành những người thợ lành nghề là thợ chính, hoặc đảm trách việc quản lý nhóm là cai thợ. Cũng có một số người thợ hồ sau này tự quy tụ, tổ chức các nhóm thợ lại để mình trở thành cai thầu.Thợ hồ thường không được nhận lương theo tháng mà là tiền công, được lãnh theo ngày (công nhật), vì vì thế cũng ít có những hợp đồng lao động với chủ thầu. Nhìn chung đây là công việc rất vất vả vì thời gian làm việc kéo dài, có lúc từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí làm cả ngày Chủ nhật; chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tái tạo sức lao động không đảm bảo khoa học nên thợ hồ là một trong những ngành nghề dễ xảy ra tai nạn lao động. Đây được xem là nghề ít hoặc không cần vốn ban đầu, chỉ cần sức lao động và kỹ năng khéo léo, kinh nghiệm và thường dành cho những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.[1]