Thiết_chế_nhân_quyền_quốc_gia

Một thiết chế nhân quyền quốc gia (NHRI) là một cơ quan độc lập có trách nhiệm bảo vệ, giám sát và thúc đẩy rộng rãi quyền con người ở một quốc gia. Xu hướng thành lập các dạng cơ quan này được Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) khuyến khích, cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ, và tạo điều kiện tiếp cận các cơ quan công ước của Liên hợp quốc và các ủy ban khác.[1] Hiện có hơn 100 tổ chức như vậy, khoảng hai phần ba được đánh giá ngang hàng là tuân thủ các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc được quy định trong Nguyên tắc Paris. Tuân thủ các Nguyên tắc Paris là cơ sở để được công nhận tại Liên hợp quốc. Nhưng việc công nhận này không phải do một cơ quan LHQ trực tiếp thực hiện mà là một tiểu ban của Ủy ban Điều phối Quốc tế của Tổ chức Nhân quyền Quốc gia (ICC) - nay là Liên minh toàn cầu của các thiết chế nhân quyền quốc gia (Global Alliance of National Human Rights Institutions). Ban thư ký của tiểu ban này (để công nhận ban đầu và cập nhật lại sau mỗi năm năm) vận hành qua Bộ phận Cơ quan Quốc gia và Cơ chế Khu vực của OHCHR.[2]Có hai loại thiết chế nhân quyền quốc gia chính: Uỷ ban nhân quyền và thanh tra viên (Ombudsperson). Các cơ quan thanh tra viên thường tập trung quyền hạn vào một người, còn các ủy ban nhân quyền là ủy ban nhiều thành viên, thường đại diện cho các nhóm xã hội và khuynh hướng chính trị khác nhau. Đôi khi các ủy ban này được thiết lập để giải quyết các vấn đề cụ thể như phân biệt đối xử, một số khác lại là cơ quan có trách nhiệm rất rộng. Các thiết chế quốc gia chuyên biệt có ở nhiều quốc gia để bảo vệ quyền lợi của một số nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương như dân tộc và thiểu số về ngôn ngữ, dân tộc bản địa, trẻ em, người tị nạn, người có khuyết tật hay phụ nữ.Tuy nhiên, nhìn chung các thiết chế nhân quyền quốc gia có nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể về nhân quyền và chức năng rộng hơn, có thể bao gồm nghiên cứu, tài liệu hóa và đào tạo và giáo dục về các vấn đề nhân quyền, hơn là mô hình ombudsperson cổ điển có xu hướng xử lý các khiếu nại về thiếu sót hành chính. Trong khi tất cả các vi phạm nhân quyền là sự sai trái trong quản lý, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong khối lượng công việc của ombudsperson là giải quyết các vi phạm chuẩn mực nhân quyền.[3]Ở hầu hết các quốc gia, một hiến pháp, một đạo luật nhân quyền hoặc luật quy định cụ thể về tổ chức sẽ quy định việc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia. Mức độ độc lập của thiết chế này phụ thuộc vào luật pháp quốc gia, và tốt nhất trong thực tế là các thiết chế được hiến định hoặc theo luật định chứ không phải (ví dụ) một nghị định của tổng thống.Các thiết chế nhân quyền quốc gia cũng được nhắc đến bởi Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna [4]Công ước về quyền của người khuyết tật.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_chế_nhân_quyền_quốc_gia http://www.ombudsman.wa.gov.au/About_Us/History.ht... http://www.unhchr.ch/udhr/ http://www.sudantribune.com/IMG/pdf/rreport_on_con... http://humanrights.dk/publications/national-human-... http://www.asiapacificforum.net/support/what-are-n... http://www.asiapacificforum.net/support/what-are-n... http://accessfacility.org/national-human-rights-in... http://baseswiki.org/en/Category:National_Human_Ri... http://www.chrajghana.org //doi.org/10.1353%2Fhrq.2006.0054