Nguyên_tắc_Paris

Nguyên tắc Paris là bộ nguyên tắc về Thiết chế Nhân quyền Quốc gia, được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1993. Thiết chế nhân quyền quốc gia có thể tồn tại ở nhiều dạng cơ quan khác nhau, như Ủy ban Nhân quyền quốc gia, Ombudsman, hay các Viện có chức năng rộng.Nguyên tắc Paris yêu cầu một Cơ quan Nhân quyền Quốc gia phải có đầy đủ hai chức năng:Nguyên tắc Paris là cơ sở để Liên minh Toàn cầu của các cơ quan nhân quyền quốc gia (GANHRI)[1] - trước kia Ủy ban quốc tế điều phối các cơ quan nhân quyền quốc gia (ICC) - đánh giá và công nhận các cơ quan nhân quyền quốc gia. Một Cơ quan Nhân quyền Quốc gia được Tiểu ban Công nhận của GANHRI đánh giá là tuân thủ đầy đủ Nguyên tắc Paris thì được công nhận là "trạng thái A". Cơ quan Nhân quyền Quốc gia trạng thái A có tư cách bỏ phiếu tại GANHRI và tham gia các đối thoại tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và các cơ chế liên quan cũng như các đối thoại và hợp tác quốc tế ở khu vực.Bên cạnh Nguyên tắc Paris, một số Ủy ban Công ước Nhân quyền (giám sát việc thực thi các Công ước Nhân quyền) cũng có hướng dẫn về vai trò và trách nhiệm của cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc thực hiện các công ước tương ứng, chẳng hạn như Bình luận chung số 10 (1998) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Bình luận chung số 02 (2002) của Ủy ban Quyền Trẻ em về Cơ chế giám sát quyền trẻ em độc lập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyên_tắc_Paris http://www.ombudsman.wa.gov.au/About_Us/History.ht... https://web.archive.org/web/20200102045323/https:/... https://web.archive.org/web/20200125034924/https:/... https://nhri.ohchr.org/EN/AboutUs/GANHRIAccreditat... https://nhri.ohchr.org/EN/AboutUs/Pages/ParisPrinc... https://www.ohchr.org/Documents/Publications/train... https://www.ohchr.org/en/countries/nhri/pages/nhri... https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N94/... https://sustainabledevelopment.un.org/content/docu...