Thiên_hoàng_Kōgon
Thiên_hoàng_Kōgon

Thiên_hoàng_Kōgon

Thiên hoàng Kōgon (光厳天皇 (Quang Nghiêm Thiên hoàng), Kōgon-tennō?, 01 tháng 8, 1313 – 05 tháng 8, 1364) là Thiên hoàng Nhật Bản đầu tiên do Shogun nhà Ashikaga thành lập ở miền Bắc nước Nhật, đóng đô ở Kyoto để đối nghịch với dòng Thiên hoàng chính thống ở miền Nam (vùng Yoshino của Thiên hoàng Go-Daigo) là Thiên hoàng Go-Murakami.Theo các học giả thời Thiên hoàng Minh Trị, triều đại của ông kéo dài từ năm 1332 đến năm 1334[1]. Thời kỳ của ông cũng đánh dấu một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản: nước Nhật phân thành hai "vương triều" - nói đúng là hai "quốc gia" riêng biệt, là Bắc triều và Nam triều. Thời Nam - Bắc triều của Nhật Bản kéo dài từ 1333 đến 1392, gọi là thời kỳ Nanboku-chō. Thời kỳ này của Nhật Bản có điểm tương đồng với các quốc gia sau:+ Thời kỳ Nam-Bắc triều (Việt Nam), xung đột giữa nhà Mạc (Bắc triều) với nhà Lê (Nam triều) (1533 - 1592), kết thúc khi Trịnh Tùng của Nam triều đánh bại Bắc triều, thống nhất đất nước (1592).+ Thời kỳ Nam-Bắc triều (Trung Quốc), thực chất là cuộc xung đột giữa người Hán ở miền nam với người "rợ" (dân tộc thiểu số) lớn mạnh ở miền bắc, kết thúc khi Dương Kiên ở miền Bắc đánh tan nhà Trần của Nam triều, thống nhất đất nước (589).Điểm chung của thời kỳ này là luôn có chiến tranh giữa hai phe, khác nhau về thời gian kéo dài cuộc chiến và thời gian kết thúc; phe nào sẽ kết thúc cuộc chiến tranh tàn khốc này. Ở Nhật Bản, cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kết thúc khi Thiên hoàng Go-Kameyama của Nam triều thoái vị, nhường ngôi cho Thiên hoàng Go-Komatsu của Bắc triều. Mặc dù vậy, các Thiên hoàng của Nam triều ngày nay được công nhận là các Thiên hoàng chính thống, vì họ vẫn nắm giữ đế quyền. Quan điểm này bắt đầu có từ thế kỷ XIX. Quan điểm này cũng được khẳng định chắc chắn bởi Kumazawa Hiromichi, một nhà chính trị Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông công nhận tính hợp pháp của các Thiên hoàng Nam triều, thách thức và nghi ngờ tính hợp pháp của Bắc triều[2].