Tam_giác_San_Hô
Tam_giác_San_Hô

Tam_giác_San_Hô

Tam giác San Hô là một thuật ngữ địa lý được đặt tên như vậy vì nó ám chỉ một khu vực đại khái trông giống hình tam giác gồm các vùng biển nhiệt đới thuộc Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo SolomonTimor-Leste, trong đó chứa ít nhất 500 loài san hô tạo rạn ở mỗi vùng sinh thái.[1] Vùng này bao gồm các phần của hai vùng địa lý sinh học: Vùng Indonesia-Philippines và Vùng Xa Tây Nam Thái Bình Dương.[2] Tam giác San Hô được công nhận là trung tâm đa dạng sinh học[3] biển quốc tế và là một ưu tiên bảo tồn quốc tế.[4] Nó cũng được gọi là "rừng Amazon của đại dương" và bao phủ một diện tích biển là 5,7 triệu kilômét vuông (2.200.000 dặm vuông Anh).[5] Tài nguyên sinh học của nó duy trì cuộc sống của hơn 120 triệu người.[6]Theo Coral Triangle Knowledge Network, khoảng 3 triệu đô-la trong xuất khẩu thủy sản và khoảng 3 triệu đô-la khác trong ngành thuế du lịch ven biển có nguồn gốc từ thu nhập ngoại hối hàng năm trong vùng này.WWF coi vùng này là ưu tiên hàng đầu của công tác bảo tồn biển, và tổ chức này cũng nêu lên các mối đe dọa mà vùng này phải đối mặt qua Chương trình Tam giác San Hô của mình,[7] được đưa ra vào năm 2007. Trung tâm đa dạng sinh học của vùng Tam giác chính là Verde Island Passage thuộc Philippines,[8] trong khi đó vùng rạn san hô duy nhất được công nhận là một Di sản thế giới UNESCO nằm trong vùng Tam giác thì là Công viên tự nhiên Tubbataha, cũng nằm ở Philippines.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tam_giác_San_Hô http://awsassets.wwf.org.au/downloads/mo017_the_co... http://www.antaranews.com/en/news/71545/coral-reef... http://www.dive-videos.com/en/archive/biodiversity... http://variety.com/2013/film/reviews/journey-to-th... http://waspada.co.id/index.php?option=com_content&... http://www.coraltrianglecenter.org/ http://www.coraltriangleinitiative.org/ http://www.coraltriangleinitiative.org/about-us http://www.coraltriangleinitiative.org/library/cti... http://www.ctknetwork.org