Sự_kiện_khinh_khí_cầu_do_thám_Trung_Quốc_năm_2023
Sự_kiện_khinh_khí_cầu_do_thám_Trung_Quốc_năm_2023

Sự_kiện_khinh_khí_cầu_do_thám_Trung_Quốc_năm_2023

Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2 năm 2023, một khinh khí cầu tầm cao lớn màu trắng do Trung Quốc vận hành đã được quan sát thấy trên không phận Bắc Mỹ, bay trên bầu trời Alaska, miền tây Canada, và Hoa Kỳ lục địa.[6] Quân đội Mỹ và Canada khẳng định khinh khí cầu là một thiết bị giám sát, trong khi chính phủ Trung Quốc nói rằng nó là một phi thuyền dân sự được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu khí tượng đã bị lệch hướng do gió.[7] Các nhà phân tích nói rằng quỹ đạo của khí cầu và những đặc điểm về cấu trúc của nó khác với những bóng thám không thường được sử dụng để nghiên cứu khí tượng.[8][9][10] Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng khí cầu có khả năng định vị các thiết bị liên lạc điện tử, bao gồm điện thoại di động và radio, và nói rằng những máy bay trinh sát U-2 của Mỹ được triển khai để theo dõi khí cầu trong không trung đã tiết lộ rằng khí cầu mang theo ăng-ten và các thiết bị khác "rõ ràng để do thám tình báo và không nhất quán với các thiết bị trên khinh khí cầu thời tiết."[11] Bộ Ngoại giao cho biết khinh khí cầu do thám là một phần của chiến dịch giám sát toàn cầu do quân đội Trung Quốc tiến hành, trong đó các khí cầu do thám Trung Quốc đã bay qua hơn bốn mươi quốc gia ở năm châu lục.[11]Vào ngày 4 tháng 2, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bắn hạ quả khí cầu trên lãnh hải ngoài khơi bờ biển tiểu bang Nam Carolina, theo lệnh của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.[12][13][14][15][16][17] Các mảnh vỡ từ khinh khí cầu đã được thu hồi và gửi đến Phòng thí nghiệm FBIQuantico, Virginia để được phân tích.[5]Sự kiện này đã làm căng thẳng quan hệ Hoa Kỳ–Trung Quốc, khiến cho một chuyến công du ngoại giao tới Bắc Kinh—chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2018—của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, bị huỷ.[18][19][20][21][22] Sự kiện cũng đã làm căng thẳng quan hệ Canada–Trung Quốc; do bị khí cầu xâm phạm không phận nên Canada đã triệu tập đại sứ Trung Quốc.[23] Các quan chức Hoa Kỳ cũng cáo buộc rằng các khinh khí cầu do thám khác của Trung Quốc đã đi vào không phận Hoa Kỳ trong những năm gần đây,[24] và nhận dạng thêm một khinh khí cầu khác của Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ Latinh vào ngày 3 tháng 2 mà Trung Quốc đã xác nhận là thuộc về nước này.[25][26][27] Vào ngày 10 tháng 2, Lực lượng Không quân đã bắn hạ một vật thể trên không khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Biden.[28]

Sự_kiện_khinh_khí_cầu_do_thám_Trung_Quốc_năm_2023

Địa điểm Không phận của Hoa Kỳ, Canada, và Mỹ Latinh, và các vùng lãnh hải
Loại hình
Động cơ Hoa Kỳ và Canada cáo buộc Trung Quốc đang trinh sát; Trung Quốc nói là bóng thám khôngforce majeure do gió Tây ôn đới
Ngày 28 tháng 1 năm 2023 (2023-01-28) – 4 tháng 2 năm 2023 (2023-02-04)
Nguyên nhân Khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc xâm phạm không phận của các quốc gia khác
Hệ quả Khí cầu bị bắn hạ bởi tên lửa Sidewinder phóng từ tiêm kích F-22 của Không quân Hoa Kỳ từ Căn cứ Không quân Langley. Hoa Kỳ sau đó đã thu gom mảnh vỡ của nó.[5]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_khinh_khí_cầu_do_thám_Trung_Quốc_năm_2023 http://hdl.loc.gov/loc.uscongress/legislation.118h... //lccn.loc.gov/48034039 //doi.org/10.2968%2F065002008 //www.worldcat.org/issn/0096-3402 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 //www.worldcat.org/issn/1938-3282 //www.worldcat.org/oclc/470268256 https://www.9news.com.au/world/chinese-spy-balloon... https://www.news.com.au/technology/innovation/mili... https://www.abc.net.au/news/2023-02-06/foreign-min...