Sống_núi_giữa_đại_dương
Sống_núi_giữa_đại_dương

Sống_núi_giữa_đại_dương

Sống núi giữa đại dương là một dãy núi nằm dưới nước, có một thung lũng đặc biệt gọi là một rift chạy dọc theo xương sống của nó, hình thành bở hoạt động kiến tạo mảng. Đây là kiểu sống núi đại dương mang đặc điểm của một trung tâm tách giãn đại dương, hay còn gọi là tách giãn đáy đại dương. Đáy biển được nâng lên là kết quả của các dòng đối lưu dâng lên từ manti ở dạng macma ở vùng yếu (mỏng) dạng tuyến trong vỏ đại dương và chảy tràn trên đáy đại dương ở dạng dung nham, tạo ra vỏ mới bởi sự đông đặc. Một sống núi giữa đại dương là một ranh giới giữa hai mảng kiến tạo, và thường được gọi là ranh giới mảng phân kỳ.Các sống núi giữa đại dương trên thế giới được kết nối với nhau và tạo thành một hệ thống sống núi giữa đại dương toàn cầu riêng lẻ là một phần của mỗi đại dương, làm cho hệ thống này là các dãy núi dài nhất thế giới. Các dãy núi này dài khoảng 65000 km và tổng độ dài của hệ thống này vào khoảng 80000 km [1].