Sơ_kỳ_triều_đại_Lưỡng_Hà
Sơ_kỳ_triều_đại_Lưỡng_Hà

Sơ_kỳ_triều_đại_Lưỡng_Hà

Sơ kỳ triều đại Lưỡng Hà hay Các triều đại Lưỡng Hà đầu tiên là một thời kỳ khảo cổ ở Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) thường được xác định niên đại từ c. 2900-2350 trước Công nguyên, tiếp nối thời kỳ Uruk và Jemdet Nasr, là một phần của lịch sử Lưỡng Hà. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của chữ viết và sự hình thành của các thành thịnhà nước đầu tiên. Bản thân Sơ kỳ triều đại được đặc trưng bởi sự tồn tại của nhiều thành bang: các quốc gia nhỏ có cấu trúc tương đối đơn giản, phát triển và củng cố dần theo thời gian. Sự phát triển này cuối cùng đã dẫn đến sự thống nhất của phần lớn Lưỡng Hà dưới sự cai trị của Sargon, vị vua đầu tiên của Đế chế Akkad. Bất chấp sự phân mảnh chính trị này, các quốc gia thành phố Sơ kỳ triều đại cùng chia sẻ một nền văn hóa vật chất tương đối đồng nhất. Các thành bang Sumer như Uruk, Ur, Lagash, Umma và Nippur nằm ở Hạ Lưỡng Hà rất hùng mạnh và có ảnh hưởng lớn. Ở phía bắc và phía tây, các thành bang nằm rải rác, tập trung quanh các thành phố như Kish, Mari, Nagar và Ebla.